spot_img

Chăn Nuôi Trâu Bò – Cơ Hội Và Thách Thức Của Việt Nam

Trâu bò là vật nuôi lâu đời và truyền thống, gắn liền với Nông nghiệp lúa nước của người Việt và Kinh tế Nông nghiệp ở Việt Nam từ rất lâu đời. Tuy vậy, Chăn nuôi trâu bò theo hướng sản xuất ở Việt Nam thì còn khá mới mẻ, đi kèm với nhiều CƠ HỘI và THÁCH THỨC

1. Cơ hội trong chăn nuôi trâu bò

chăn nuôi trâu bò
a. Nhu cầu thịt bò và sữa ngày càng tăng của người Việt
Việt Nam đang là nước có nền kinh tế năng động, phát triển nhanh. Kéo theo đó, thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng nâng lên, đặc biệt là tầng lớp Trung lưu ở Khu vực thành thị. Kinh tế phát triển làm cho tầng lớp này có nhu cầu ngày càng cao về các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt bò và sữa.
chăn nuôi trâu bò
Thực tế cho thấy, trong 5 năm (2014-2019) lượng sữa bò tiêu thụ tại Việt Nam tăng đều đặn từ 50-70 nghìn tấn/năm. Dự đoán, giai đoạn 2020-2024 sẽ tăng từ 100-200 nghìn tấn/năm. Tỷ lệ thịt bò tiêu thụ trong nước mới chỉ chiếm 8,7% tổng lượng thịt tiêu thụ của người Việt. Dự đoán, con số này sẽ là 20% sau 5 năm.
Như vậy, dung lượng thị trường cho các sản phẩm từ chăn nuôi bò là rất lớn trong những năm tới.
b. Sự bão hòa của ngành chăn nuôi lợn và Gia cầm
chăn nuôi trâu bò
Năm 2019, người Việt tiêu thụ khoảng 2,7 triệu tấn thịt lợn, chiếm 66% tổng lượng thịt tiêu thụ (đã giảm khoảng 12% so với 5 năm trước), hơn 1 triệu tấn thịt gà chiếm 23% lượng thịt tiêu thụ. Điều đáng nói, 99% lượng thịt lợn và gia cầm được sản xuất ra ở Việt Nam là tiêu thụ nội địa. Vì vậy, khi sản lượng thịt lợn và gia cầm tăng thì sẽ xảy ra tình trạng đổ vỡ thị trường, như trường hợp Khủng hoảng giá lợn năm 2017. Dự đoán, đến năm 2024 thì tỷ trọng thịt lợn tiêu thụ chỉ còn chiếm 53%.
Như vậy, dư địa cho ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam đang dần hẹp lại. Đặc biệt, dưới sức ép của dịch bệnh như hiện nay, Chăn nuôi lợn ở quy mô nông trại gần như không còn. Các công ty Chăn nuôi lớn sẽ đảm nhận vai trò cung cấp thịt lợn chính cho thị trường.
c. Khủng hoảng giá ngũ cốc
Năm 2021 chứng kiến giá Ngũ cốc trên thế giới tăng cao chưa từng có. Nguyên nhân xin không phân tích, nhưng đã ảnh hưởng rất lớn đến giá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Giá thức ăn đã tăng phi mã và hiện đã đắt gấp 1,5 lần so với 1 năm trước. Về sâu xa, ngành chăn nuôi lợn và gia cầm của VN phụ thuộc vào thức ăn nhập khẩu khi 70% nguyên liệu sản xuất TĂCN là nhập khẩu.
Điều này mở ra cơ hội cho Chăn nuôi GSNL. Trong chăn nuôi GSNL, ngũ cốc chỉ chiếm 50-60% khẩu phần. Còn lại là các loại thức ăn thô xơ, tự sản xuất trong nước. Vì vậy, để tăng tính tự chủ trong CN và giảm áp lực nhập khẩu ngũ cốc thì Chăn nuôi Trâu bò là hướng đi cần tính đến.

2. Thách thức trong chăn nuôi trâu bò

a. Đất đai
Việt Nam có 98 triệu dân, với mật độ dân cư là 310 người/km2, đứng thứ 30 trên thế giới. Địa hình Việt Nam có 3/4 là đồi núi, với các vùng đồng bằng lớn là ĐB Sông Hồng và ĐB Sông cửu long có mật độ dân cư rất đông.

chăn nuôi trâu bò
Chăn nuôi trâu bò

Chăn nuôi Trâu bò cần diện tích đất lớn để trồng cây thức ăn (Bò thịt 1 ha trồng cỏ cho 25 bò; Bò sữa 1 ha cho 10 bò). Giá đất nông nghiệp ở Việt Nam thuộc vào hàng CAO trên thế giới. Vì vậy, chi phí đất đai là một trong những cản trở lớn đối với chăn nuôi Trâu bò tại VN.
b. Hội nhập quốc tế
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với Kinh tế Thế giới. Điều này mở ra cơ hội cho nhiều nhà sản xuất thịt, sữa trên thế giới tiếp cận thị trường Việt Nam.

chăn nuôi trâu bò
Chăn nuôi trâu bò

Giá thành sản xuất Thịt bò và sữa ở Việt Nam hiện cao hơn nhiều nước có ngành chăn nuôi GSNL phát triển như Mỹ, Úc, Brazil… Vì vậy, cuộc chiến giữa ngành công nghiệp trong nước và thực phẩm nhập khẩu là khá khốc liệt. Điều này đòi hỏi ngành công nghiệp GSNL trong nước phải đổi mới và hạ giá thành sản xuất để cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập
c. Các vấn đề kỹ thuật
Các vấn đề kỹ thuật như Con giống, dinh dưỡng, thức ăn, quản lý, chăm sóc sức khỏe vật nuôi trong Chăn nuôi GSNL ở Việt Nam chưa nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu, cải tiến và phát triển. Chúng ta lệ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài. Mà điều này không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện Việt Nam
Ví dụ, trong vấn đề Con giống, vấn đề cân đối giữa năng suất, sức khỏe động vật và lợi nhuận trong chăn nuôi không giống nhau ở các nước khác nhau. Không phải lúc nào con giống cao sản nhất là tốt nhất. Con giống tốt nhất là Con giống mang lại lợi nhuận cao nhất.
Vấn đề dinh dưỡng, Làm thế nào để giảm tỷ lệ thức ăn nhập khẩu trong CN GSNL là vấn đề lớn. Làm thế nào để sử dụng hiệu quả các nguồn thức ăn thô xơ tại Việt Nam sẽ đóng vai trò cốt lõi trong cuộc chiến cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.
Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bài liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Bài mới