spot_img

Tổng hợp cách nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao

Tôm chân thẻ trắng là loại thuỷ sản được nuôi trồng nhiều nhất ở nước ta hiện nay. Giống tôm này cho hàm lượng dinh dưỡng cao và là mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu của nước ta. Nhằm giúp bà con dễ dàng hơn trong quá trình nuôi tôm, Vet24h xin chia sẻ một vài cách nuôi tôm thẻ chân trắng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Cách nuôi tôm thẻ chân trắng cho năng suất cao

1. Lựa chọn địa điểm nuôi

Tôm thẻ chân trắng có khả năng thích nghi cao. Chúng sống trong môi trường nước biển, nước lợ và nước ngọt. Loài tôm này có thể sinh sống trong môi trường có nhiệt độ từ 6 –  40 độ C, có khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến 43.5 độ C. Nhưng khả năng sống của chúng trong môi trường nhiệt độ thấp là khá kém.

Môi trường nước nuôi tôm bắt buộc phải sạch và có lượng oxy hòa tan trên 5mg/l. Nhiệt độ vùng nước nhỏ hơn 18 độ C sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của tôm.

Dựa theo đó, địa điểm nuôi tôm cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Nên nằm ở vùng trung và cao triều mới thuận lợi cho việc cấp nước, thoát nước và phơi khô đáy ao khi cải tạo.
  • Nơi có chất đất phù hợp với độ pH > 5. Tốt nhất là đất thịt, đất pha cát, ít mùn bã hữu cơ,…).
  • Nơi có nguồn cung cấp nước đầy đủ, chất lượng nước phù hợp với tôm.

Ngoài ra, địa điểm nuôi tôm cần nằm trong vùng quy hoạch hoặc được cơ quan quản lý cho phép. Cơ sở nuôi nên nằm xa vùng nước bị ô nhiễm do canh tác nông nghiệp hoặc do chất thải công nghiệp và sinh hoạt.

2. Cách cải tạo đáy ao, khử trùng và gây màu cho ao nuôi

Một trong những cách nuôi tôm thẻ chân trắng bà con cần nắm vững là việc cải tạo ao nuôi.

Cải tạo ao nuôi

Đối với ao vừa xây xong, ao cần được tháo rửa 2 – 3 lần, mỗi lần ngâm nước  2 – 3 ngày rồi mới tháo hết nước để rửa ao. Sau đó, bạn sử dụng vôi bột để tẩy chua cho đáy ao và bờ ao. Lưu ý lượng vô sử dụng lựa theo độ pH ở đất đáy ao:

  • Độ pH 6 – 7 thì lấy khoảng 300 –  400 kg/ha.
  • Độ pH 4.5 – 6 thì lấy khoảng 500 – 1000 kg/ha.

Sau khi rải vôi, bạn tiến hành phơi đáy ao trong 7 – 10 ngày rồi mới cấp nước cho ao. Chú ý, nước cấp vào ao cần lọc qua lưới để ngăn chặn giáp xác, mầm bệnh đi vào ao.

Đối với ao cũ, sau khi thu hoạch vụ tôm trước, bạn cần tháo bỏ hết nước, sục bùn và vét bùn ô nhiễm ở đáy để ao sạch hơn. Sau đó mới tiến hành rải vôi bột và phơi khô ao trong khoảng 10 – 15 ngày để tiêu diệt cá tạp và các sinh vật gây hại trong ao.

Khử trùng 

Nước mới cấp vào ao cần để khoảng 3 ngày để trứng vi khuẩn nở toàn bộ rồi mới tiến hành diệt vi khuẩn. Loại bỏ vi khuẩn còn sót lại trong ao chính là cách nuôi tôm thẻ mau lớn, hạn chế mầm bệnh gây hại cho tôm nuôi.

Gây màu cho ao nuôi

Có thể gây màu nước bằng chế phẩm vi sinh theo hướng dẫn của nhà sản xuất có uy tín để phân hủy mùn bã hữu cơ lơ lửng, xác tảo chết và tạo nguồn vi khuẩn có lợi giúp môi trường nuôi ổn định, tạo điều kiện cho tôm phát triển tốt ngay từ đầu.

Xem thêm: Những Cách Ủ Vi Sinh Nuôi Tôm Hiệu Quả Cho Người Chăn Nuôi

3. Cách nuôi tôm thẻ chân trắng khi chọn giống và thả tôm giống

Giống tôm sẽ ảnh hưởng đến quy trình nuôi tôm, vì thế, công đoạn chọn giống phải được thực hiện kỹ lưỡng:

  • Lựa chọn giống tôm có nguồn gốc rõ ràng tại các cơ sở cung cấp giống uy tín, có chứng nhận xuất xứ nguồn gốc, có kiểm dịch.
  • Chọn giống tôm đều nhau và cùng một lứa, giống có màu sắc sáng đẹp.
  • Cỡ giống: Tôm thẻ chân trắng đạt Post 12 trở lên.

Bên cạnh đó, áp dụng mật độ nuôi thả phù hợp là cách giúp nuôi tôm thẻ mau lớn. Mật độ giống thả khoảng 30 – 60 con/m2. 

Để tôm thích nghi dần với nước, bạn cần lấy nước ao rồi đổ vào thùng chứa tôm giống và giữ trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Trước khi thả tôm giống, bạn hãy cho quạt nước chạy từ 8 – 12 giờ để đảm bảo lượng oxy hòa tan trong ao tối thiểu là 5 mg/l. Thời điểm thả là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Vị trí thả tôm nên ở đầu hướng gió.

4. Quản lý ao nuôi tôm

Theo dõi chất nước: bạn cần kiểm tra định kỳ nước nuôi tôm để đảm bảo tôm vẫn khoẻ mạnh. Hãy đảm bảo độ trong của ao nuôi luôn ở mức 40 – 60cm và độ mặt tầm 10 – 25%. 

Thức ăn nuôi tôm: bạn nên chọn loại thức ăn được phép lưu hành tại Việt Nam, có nhãn mác rõ ràng, được công bố kiểm định chất lượng. Thức ăn nuôi tôm cần chứa đầy đủ thành phần dinh dưỡng, hàm lượng protein từ 32 – 38%. Lưu ý, chỉ dùng thức ăn còn hạn sử dụng.

Cách cho tôm ăn: chọn thức ăn có kích thước phù hợp với từng giai đoạn nuôi. Cho ăn đúng và đủ lượng thức ăn cần thiết. Những ngày đầu khi mới thả tôm thì nên cho ăn từ 2 – 3 lần/ngày và chỉ rải quanh bờ ao.

  • Ngày đầu tiên, dùng lượng thức ăn là 2kg/100.000 giống.
  • Trong 20 ngày đầu, cứ mỗi ngày tăng thêm lượng thức ăn khoảng 0.2kg/100.000 giống.
  • Từ ngày thứ 21, tăng thêm 0.5kg/100.000 giống.
  • Những tháng tiếp theo lượng thức ăn khoảng từ 5,8% khối lượng thân giảm dần đến 2,1% khi cỡ tôm  > 60con/kg.

Quá trình cho tôm ăn diễn ra 4 lần/ ngày, rải đều khắp ao. Lưu ý, điều chỉnh lượng thức ăn cũng như là chất lượng thức ăn cho hợp lý với giai đoạn nuôi.

5. Theo dõi tôm thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời

Theo dõi sức khỏe thường xuyên cũng là cách nuôi tôm thẻ chân trắng mà nhiều bà con cần lưu ý trong quá trình nuôi trồng thủy sản của mình. Trong giai đoạn đầu, bạn hãy tiến hành theo dõi từng bộ phận để nhận biết tôm có đang mắc bệnh hay không:

  • Vỏ thân: nếu tôm mắc bệnh, vỏ sẽ chuyển màu sậm hoặc xám hơn thông thường. Bề mặt vỏ không có độ bóng. Khi quan sát kỹ, bạn sẽ thấy có chất lạ đóng thành từng mảng trên bỏ tôm hoặc thân tôm.

  • Đuôi: tôm mắc bệnh đuôi sẽ rủ xuống, không xoè ra. Bóp nhẹ phần đuôi thì đuôi mới xòe ra một chút.
  • Ruột tôm: tôm bị mắc bệnh thường ăn ít hoặc bỏ ăn. Điều này khiến ruột tôm rỗng, không có thức ăn.
  • Mang tôm: lúc này tôm có màu sắc khác thường, mang chuyển màu vàng, cam, nâu, đỏ,… mang hơi giòn thối rữa đưa ra ngoài với tình trạng phù nước.
  • Chân bơi, chân bò: tiến hành kiểm tra có vết rách, xước hay vết bẩn bám trên những vị trí đó hay không.
  • Gan và lá lách: Khi mắc bệnh, những bộ phận này của tôm thường teo nhỏ và có màu sậm hơn thông thường.

Việc theo dõi thường xuyên giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra tôm có bị bệnh hay không để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp lây lan bệnh trên toàn bộ tôm nuôi.

Kết luận

Hy vọng với cách nuôi tôm thẻ chân trắng mà Vet24h đã giới thiệu trên đây, bà con có thể áp dụng dễ dàng để mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong mỗi mùa vụ nuôi trồng của mình. Nếu còn gặp khó khăn trong việc nuôi tôm thẻ chân trắng, hãy liên hệ với tại đường link https://www.facebook.com/Vet24h.thuy24gio để được hỗ trợ tư vấn chăn nuôi thích hợp, nhanh chóng.

 

Bài liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Bài mới