spot_img

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Thịt Chuẩn Đem Lại Hiệu Quả Kinh tế Cao

Hiện nay, nhu cầu về thịt bò của người tiêu dùng ngày càng cao kèm theo đó là yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng thịt bò như phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, không chứa chất gây hại… Đây là lý do khiến nhiều người dân chăn nuôi bò thịt áp dụng mô hình chăn nuôi bàn bản, hiện đại và khoa học hơn. Người nông dân cần nắm bắt những nguyên tắc và kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cơ bản như kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, công tác vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh,… Từ đó có kế hoạch, phương thức chăn nuôi bò thịt phù hợp với hộ gia đình hoặc trang trại.

Hôm nay, Vet24h sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về hướng dẫn và quy trình trong kỹ thuật chăn nuôi bò thịt. Cụ thể, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây!

4 bước hoàn thiện kỹ thuật chăn nuôi bò thịt

Theo nhiều chuyên gia chăn nuôi, nguyên nhân chính khiến việc năng suất giảm, lợi nhuận không nhiều là người dân thiếu cập nhật và áp dụng các quy trình, kỹ thuật chăn nuôi bò thịt một cách bài bản, chuyên nghiệp. Vậy đâu là những vấn đề bạn cần chú ý khi chăn nuôi bò thịt?

Xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt hợp lý

Để phục vụ thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng và quản lý, xây dựng chuồng trại là yếu tố hàng đầu bạn cần quan tâm. Trong đó, kế hoạch xây dựng chuồng trại nuôi bò thịt phụ thuộc nhiều vào:

  • Quy mô chăn nuôi: hộ gia đình hay trang trại, số lượng nuôi là bao nhiêu,…
  • Phương thức chăn nuôi: nuôi thả hay nuôi nhốt,…

Trong kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, chuồng trại cần đảm bảo các yếu tố như sau:

  • Về vị trí:

Chuồng nuôi cần được xây dựng ở nơi cao ráo, dễ thoát nước, chuồng xây cao ráo, dễ vệ sinh, không gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông. Nếu có thể, bạn hãy chọn khu đất màu mỡ, khả năng giữ nước tốt, độ dốc không quá 15%. Chuồng nên xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam để hạn chế nắng chiều chói gắt hắt vào chuồng.

  • Về kích thước, diện tích:

Diện tích chuồng nuôi được quyết định theo quy mô và mật độ nuôi. Theo đó, mật độ nuôi bò thịt bình quân là 3-5 m2/ con và cao hơn mặt đất ngoài để nước mưa không tràn vào chuồng.

Nếu là quy mô chăn nuôi lớn hơn có thể xây dựng 2 dãy chuồng có hành lang ở giữa đi lại. Đối với trang trại có mô hình chăn nuôi bò thịt lớn, cần quy hoạch thành các khu: khu xây chuồng, nhà kho, văn phòng, nhà ở, khu đồng cỏ.

  • Về nền chuồng nuôi và vật dụng chăn nuôi:

Nền chuồng phải làm chắc, không gồ ghề nhưng cũng không trơn trượt, có độ dốc hợp lý (2-3% về phía rãnh thoát) để đảm bảo thoát nước dễ dàng khi dội rửa và vệ sinh.

Trong chuồng, bạn cần trang bị máng uống dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60cm x 120cm, cao phía sau 80cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo. Kích thước máng uống dài x rộng x sâu là 60cm x 60cm x 40cm. Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng 30cm, sâu 30cm, độ dốc 5-8%. 

Ngoài ra cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò với 1-1,5m, hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè…

Chọn giống bò thịt đạt tiêu chuẩn

Với kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, giống bò tốt sẽ cho bà con năng suất cao và chất lượng thịt ngon. Lựa chọn con giống có khả năng tăng trọng cao, thích nghi với điều kiện khí hậu và nguồn thức ăn ở địa phương.

Khi chọn giống bò, ngoài vấn đề chọn loại giống phù hợp, cần lưu ý thêm các đặc điểm: 

Chọn những con có thể chất khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt, da mềm.

Đầu cổ linh hoạt, lưng dài, thẳng ngực sâu, bụng tròn gọn. 

Mông nở, đuôi dài, gốc đuôi to

Chân thẳng, bước đi vững chãi, chắc chắn, móng khít

Yếm rộng, bao da rốn phát triển…

Đảm bảo dinh dưỡng trong thức ăn chăn nuôi bò thịt

Khi áp dụng kỹ thuật chăn nuôi bò thịt để đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi cần chủ động cung cấp nguồn cỏ chất lượng, phù hợp với sự phát triển của bò như cỏ voi, cỏ VA06. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến thức ăn chăn nuôi đến từ nguồn rơm lúa. Để tăng hiệu quả sử dụng rơm lúa làm thức ăn cho bò, chúng ta nên thực hiện phương pháp kiềm hoá rơm bằng urê để kích thích, tăng khả năng ăn vào và tiêu hoá giúp bò sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Một nguồn thức ăn chăn nuôi bò thịt nữa không thể thiếu là thức ăn tinh hỗn hợp, có độ ngon miệng cao, dễ ăn, giàu năng lượng. Để chủ động nguồn thức ăn tinh, chúng ta cần tận dụng tối đa các sản phẩm nông nghiệp sẵn có như ngô, sắn, lúa gạo, lạc, đậu tương, .. phối trộn thành nguồn thức ăn hỗn hợp nhằm giảm giá thành thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Chú ý khi phối trộn phải có 3 loại thức ăn trở lên, càng nhiều loại càng tốt và không nghiền mịn như thức ăn cho lợn, gà. Thức ăn tinh hỗn hợp phối chế phải rẻ, dễ sử dụng và bảo quản, nên tùy thuộc vào số lượng bò để phối trộn thức ăn, không để thức ăn dự trữ quá 10 ngày.

Một khẩu phần ăn khoa học dành cho bò thịt cần đảm bảo 6 yêu cầu sau:

  • Đảm bảo đủ số lượng, đủ nhu cầu dinh dưỡng
  • Bò ăn hết khẩu phần ăn đã được cung cấp
  • Dạng vật lí của khẩu phần phù hợp với động vật nhai lại (độ dài của cỏ rơm, độ mịn của thức ăn tinh).
  • Tỷ lệ tinh thô hợp lý.
  • Thức ăn trong khẩu phần không gây hại cho sức khỏe bò.
  • Giá thức ăn của khẩu phần hợp lý nhất.

Luôn đảm bảo nguồn nước uống sạch, đảm bảo vệ sinh.

Xem thêm: Trọn Bộ Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Đạt Năng Suất Cao

Vệ sinh phòng bệnh với bò thịt

Phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”: Để có hiệu quả chăn nuôi tốt, việc ngăn ngừa, hạn chế tối đa bệnh cho bò là là yếu tố tiên quyết.

  • Máng ăn, máng uống phải được dọn sạch trước khi cho ăn uống hàng ngày
  • Chất thải chăn nuôi: Thức ăn thừa, phân, rác cần dọn hàng ngày và xử lý ở nơi đúng quy định.
  • Vệ sinh nền chuồng ngày 2 lần
  • Định kỳ tẩy uế, sát trùng chuồng trại, khu vực xung quanh, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải.

  • Tích cực diệt chuột, dán, ve, ruồi muỗi, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò.
  • Định kỳ tẩy nội ngoại ký sinh trùng cho bò, nhất là bò trước khi vỗ béo.
  • Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay.
  • Tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần/ năm như: bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng, …

Kết luận

Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt đúng chuẩn hiện nay liên quan đến nhiều ý tố như thiết kế chuồng trại, chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng bò trong từng giai đoạn… Mỗi người chăn nuôi cần tìm hiểu kỹ để trang bị đủ kiến thức, đem lại hiệu quả kinh tế tối ưu cho việc chăn nuôi của mình. 

Hy vọng, bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cho bà con. Để tham khảo thêm nhiều phương pháp và mô hình chăn nuôi hiệu quả, bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tại Vet24h nhé!

Bài liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Bài mới