spot_img

Những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống cho ăn lỏng đối với heo nái

Hệ thống cho ăn này mang lại lợi ích đầu tư lớn, đặc biệt đối với lợn nái đang cho con bú và đặc biệt hữu ích với những vùng khí hậu nóng, nhưng cũng có nhiều điểm hạn chế, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin chi tiết dưới đây của tác giả Francisco trên Pig333.

Việc thực hiện các quy trình mới (xử lý, công nghệ, thay đổi kích thước, v.v.) hướng tới việc tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Trong trường hợp cho lợn nái ăn, chúng tôi xem xét việc triển khai hệ thống cho ăn dựa trên công nghệ: hệ thống cơ học để cung cấp thức ăn lỏng được điều khiển bằng máy tính. Trong bài viết này, chúng tôi xem xét những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống này và tính toán những ưu nhược điểm khi áp dụng hệ thống này trong trang trại chăn nuôi.

Những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống cho ăn lỏng đối với heo nái

Trước hết, chúng ta cùng xem xét những ưu điểm khi áp dụng hệ thống cho ăn lỏng đối với trang trại chăn nuôi heo nái.

ƯU ĐIỂM

Heo nái mang thai Cho phép chúng ta điều chỉnh đường cong cho ăn rất dễ dàng
Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho heo nái, tránh các bệnh về sinh dục
Cho phép làm mềm, nhuyễn thức ăn giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn
Giảm tác động đến môi trường nhờ hiệu quả tiêu hoá thức ăn tốt hơn (giảm mùi, tiêu hoá triệt để…)
Chúng ta có thể cho ăn từ 2 hoặc 3 bữa mỗi ngày. Điều này làm giảm căng thẳng(stress) và tỷ lệ mắc các bệnh ở tử cung
Dễ dàng dõi mức tiêu thụ thức ăn hàng ngày thông qua hệ thống phần mềm
Tự động hoá, giảm nhu cầu lao động
Heo nái nuôi con Cho phép chúng ta điều chỉnh đường cong cho ăn rất dễ dàng  như trong trường hợp lợn nái đang mang thai
Tăng lượng thức ăn ăn vào so với cho ăn khô (+20%, trong thời kỳ nóng lên tới +40%)
Sự thoải mái tăng lên vì vật nuôi có thể ăn nhiều lần hơn trong ngày (3 hoặc 4 bữa mỗi ngày)
Chúng ta có thể điều chỉnh thời gian cho ăn (ban đêm, ngoài giờ làm việc, v.v.). Điều quan trọng hơn là chúng ta không phá vỡ đường cong cho ăn vào những ngày cuối tuần, đặc biệt là tuần cuối trước khi cai sữa, bằng cách này có thể làm giảm số lượng heo nái động dục trong chuồng đẻ và rút ngắn thời gian từ cai sữa đến động dục.

Chi phí đầu tư cao có thể là một vấn đề, vì vậy cần hạch toán về lợi tức đầu tư dự trên các cơ sở dữ liệu đầy đủ và thận trọng

Trong số các thương hiệu cung cấp thiết bị khác nhau có mặt trên thị trường, chúng ta phải lưu ý đến chất lượngthiết bị, cơ khí và dịch vụ kỹ thuật.

Ngoài ra còn có một loạt điểm quan trọng cần phải được kiểm soát một cách chính xác: nếu không, những tổn thất gây ra rất khó lường, sự đầu tư ban đầu sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn. Dưới đây là những nhược điểm cần lưu ý khi đầu tư hệ thống cho ăn lòng.

Nhược điểm

Heo nái mang thai Nhược điểm lớn nhất là cần những người lao động có trình độ và có trách nhiệm: lỗi khi kích hoạt, vận hành hoặc thường xuyên xảy ra lỗi tắc van, tắc đường ống và điều này gây ra tổn thất do thức ăn không được cung cấp hoặc gây ra stres cho vật nuôi do thiếu thức ăn.
Thể tích thức ăn quá lớn trong 1 lần cho ăn có thể gây ra những stress đối với nái mang thai kỳ cuối, đặc biệt là đối với những giống nái cao sản mang thai số lượng thai lớn, có thể gây xảy thai, chết ngạt, thai yếu khi sinh hoặc xảy thai.
Thời tiết ở các vùng khí hậu nóng, ẩm đễ làm lên men thức ăn phát sinh độc tố, ẩm mốc  ảnh hưởng rất lớn đến heo nái ở các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn mang thai.
Heo nái nuôi con Thiếu độ chính xác về khối lượng thức ăn (thực tế) được cung cấp, độ đồng đều của thức ăn lỏng (thức ăn bị phân lớp…). Các hệ thống cho ăn hiện nay có giải quyết được vấn đề này một cách hoàn khảo không? (1)
Heo nái tơ (nái đẻ lứa đầu) không thích ứng tốt với đường cong cho ăn được thiết lập sẵn cho heo nái dạ (nái đẻ nhiều lứa) (2)
Máng có kích thước không hợp lý gây ra tình trạng cạn kiệt/thất thoát, dư thừa thức ăn (3)
Cần công nhân chăn nuôi có trình độ và trách nhiệm (4)
Giai đoạn sau sinh khó quản lý chính xác khẩu phần cho ăn(5)
Các thiết bị lắp đặt “chịu” thiệt hại nhiều hơn bình thường (6) đặc biệt là các cảm biến, thiết bị điện tử nhanh hỏng hóc hơn.

 

Làm thế nào để khắc phục những nhược điểm chính?

  1. Khi cấp một lượng nhỏ tức ăn qua hệ thống, đặc biệt là với những hạn chế liên quan đến chăm sóc heo nái sau sinh, sẽ có sai sót dẫn đến hệ thống không cấp thức ăn (không đủ áp lực để bơm, đẩy) và điều này gây ra căng thẳng, bị đói và táo bón. Khối lượng thức ăn phải ăn vào có thể tăng lên khi ăn ít bữa hơn (2 hoặc 3) đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn của heo nái (đặc biệt lưu ý với nái mang thai kỳ cuối). hoặc phải tăng độ pha loãng vào mùa hè, chúng ta có thể đạt độ pha loãng lên tới 6:1 và vào mùa đông là 4,5:1.
  2. Vì cần lượng thức ăn ít hơn nên nếu chúng ta không chú ý thì heo nái mang thai sẽ nhận được nhiều thức ăn hơn mức cần thiết. Điều này gây một thảm họa khi heo nái bắt đầu cho con bú. Việc tạo ra đường cong cho ăn cho lợn nái mang thai là không khả thi vì chúng ta sẽ phải cho chúng ăn vào những thời điểm khác nhau(không cho ăn đồng loạt) và khiến một số heo nái phải chờ đợi, điều này sẽ gây ra stress rất lớn. Hệ thống tạo ra tiếng ồn khi chuẩn bị thức ăn và heo nái nái biết được rằng chúng sẽ ăn.
  3. Khi cho ăn lỏng, nếu kích thước và hình dạng của máng không phù hợp thì hao hụt thức ăn có thể vượt quá 20%. Thể tích của máng phải gần gấp 3 lần so với máng thông thường, hình dáng của máng phải tránh đáy cong để thức ăn không bị đẩy ra khỏi máng.
  4. Quá trình đào tạo cho một công nhân phải rất ngắn gọn và dễ dàng, có thể một số công nhân không thích nghi được do “sợ công nghệ”. Điều quan trọng nhất là sự tỉ mỉ và trách nhiệm của người công nhân (phải nhanh nhẹn, năng động). Khi mức độ tự động hóa rất cao, xu hướng không phải lúc nào cũng chú ý đến các thông số của hệ thống cho ăn, vấn đề thường gặp nhất là tìm ra mức cấp thức ăn thấp hơn mức dự kiến: người công nhân phải tăng dần lượng thức ăn tiêu thụ khi tham chiếu cho đường cong cho ăn cơ bản và không được điều chỉnh quá mức để tránh bị lãng phí thức ăn. Nếu họ không tìm ra mức tiêu thụ thức ăn tối đa của lợn nái, họ sẽkhông tiết kiệm được thời gian cho việc làm sạch máng. Nếu thực hiện quản lý tốt việc kiểm soát lượng ăn theo cong cho ăn thì số lượng máng cần làm sạch sẽ ở mức tối thiểu và tiết kiệm được thời gian, công sức để làm sạch máng ăn.
  5. Việc hạn chế cho ăn vào thời điểm sau sinh có thể gây táo bón. Điều này được giải quyết bằng cách cung cấp lượng nước cao và sử dụng công thức thức ăn cho con bú giàu chất xơ thô (5,5%) mà không gây nguy hiểm khi cho ăn nhiều. Một giải pháp nữa là chia nhỏ bữa ăn cho giai đoạn sau sinh, nhưng điều này sẽ gây ra nhiều căng thẳng hơn do việc cho ăn vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (như trường hợp mục số 2).
  6. Do những gì đã nói ở mục (2), các ống bọc, máng và đường ống phải có độ bền rất lớn, các thiết bị điện tử, con chip dễ bị ẩm nên kinh phí cho việc thay thế, bảo trì cơ sở vật chất tăng.

Điều quan trọng nữa là phải có một quy trình bảo trì. Về cơ bản nó liên quan đến việc vệ sinh đường ống.

  • Mỗi năm một lần cho các thiết bị sử dụng trực tiếp cho heo và hai lần một năm cho những khu vực xung quanh dây chuyền trộn, đầu các lối vào và lối ra chuồng nuôi(có sự khác biệt rất lớn về chất lượng tùy thuộc vào nhà sản xuất).
  • Phải có sẵn máy bơm hút và máy nén thay thế.
  • Có phương án diệt những loài gặm nhấm ở trong trang trại và khu vực trộn thức ăn
  • Thau rửa, vệ sinh buồn chứa, hệ thống đường cấp thức ăn định kỳ

Tất cả điều này đòi hỏi chi phí bảo trì khoảng 1.500 € mỗi năm trong một trang trại 500 con lợn nái hoặc có thể cao hơn.

Ấn tượng đầu tiên về hệ thống sẽ khiến ta từ chối vì nó có vẻ phức tạp, nhưng một khi chúng ta hiểu biết đầy đủ về hệ thống này sẽ thấy nó cực kỳ đơn giản và hướng tới phát triển chăn nuôi công nghệ cao cho ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng.

Nghiên cứu về lợi tức đầu tư

Hệ thống cho ăn lỏng này mang lại lợi tức đầu tư lớn, đặc biệt đối với lợn nái đang cho con bú và thậm chí còn cao hơn ở những vùng có khí hậu nóng. Để tính toán lợi tức đầu tư, chúng tôi chỉ dựa vào giả thuyết về một yếu tố mang lại lợi nhuận: trong thời kỳ cho con bú, lợn nái ăn nhiều hơn, do đó tạo ra nhiều sữa hơn và heo con có trọng lượng cao hơn khi cai sữa. Nhưng cần cân nhắc đến các nhược điểm quan trọng như: trình độ nhân sự vận hành, điều kiện khí hậu ở địa phương và thực tế sản xuất để quyết định phương án đầu tư phù hợp.

Lượng ăn tiêu thụ của heo nái tăng bao nhiêu? Heo con cai sữa nặng bao nhiêu?

Tính trung bình hàng năm, mức tăng 20% ​​được đảm bảo (ở cai sữa lúc 21 ngày, lượng tiêu thụ thức ăn của heo nái nuôi con trung bình thường là 6 kg/ngày và vào mùa hè (4 tháng0 là dưới 5 kg. Với việc cho ăn dạng lỏng, lợn nái sẽ duy trì lượng ăn vào dễ dàng trên 7 kg (với 4 bữa ăn).

Khi thêm 20 kg thức ăn trong thời kỳ cho con bú có nghĩa là tăng 2,5-3 kg thể trọng mỗi lứa (khoảng 0,25 kg mỗi heo con). Hãy nhớ rằng chi phí của heo con cai sữa thường là 4 €/kg, chúng ta sẽ có được thu nhập tăng thêm là 1 € cho mỗi heo con. Một trang trại 500 con lợn nái sản xuất 25 heo con/nái/năm sẽ có nghĩa là dòng tiền vào thêm là 12.500 € (trừ 1.500 € chi phí bảo trì bổ sung = 11.500 € mỗi năm). Đây là một tính toán rất thận trọng và được chứng minh bởi dữ liệu thực tế.

Khoản đầu tư cho khu đẻ (đắt hơn nhiều): 60.000 € (từ 35.000 € – 85.000 €).

Thời gian khấu hao: 10 năm. Sau 10 năm, giá trị còn lại là 0 (mặc dù có những máy đã hoạt động hơn 10 năm với mức bảo trì thấp hơn nhiều so với máy được thí nghiệm).

Chúng tôi bắt đầu từ tiền đề rằng tiền mất giá trị từ năm này qua năm khác: tỷ lệ mất giá. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) và giá trị hiện tại ròng (NPV) là hai thông số tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cả hai sẽ giúp chúng ta biết liệu khoản đầu tư có mang lại lợi nhuận trong bối cảnh dòng tiền trong tương lai hay không.

IRR: 14%
NPV (tỷ lệ chiết khấu = 6%): 23,246.23 €
NPV (tỷ lệ chiết khấu = 7%): 19,412.32 €
  • IRR cho chúng ta biết rằng số tiền sẽ phải mất 14% giá trị mỗi năm để khoản đầu tư đạt đến điểm hòa vốn.
  • NPV cho chúng ta biết rằng hiện tại nếu số tiền mất đi 7% giá trị hàng năm thì khoản đầu tư sẽ mang lại 19.000 € hoặc nếu số tiền mất đi 6% giá trị hàng năm thì khoản đầu tư sẽ mang lại 23.000 €.

Việc đầu tư sẽ luôn mang lại lợi nhuận nếu chúng ta giúp heo nái tang được lượng thức ăn ăn vào và để đạt được điều này, điều cần thiết là phải có đội ngũ nhân sự có trình độ và có trách nhiệm với sự giám sát liên tục.

Đúng là chi phí tăng thêm của 20 kg thức ăn không được đưa vào tính toán, nhưng để đơn giản hóa mọi việc, người ta giả định rằng chi phí này có lợi nhuận hơn những cải tiến khác chưa được xem xét trong tính toán (tình trạng cơ thể của lợn nái bị tổn thất thấp hơn, khoảng thời gian từ cai sữa đến động dục ngắn hơn, khả năng sinh sản trong tương lai cao hơn và thể trạng heo nái bị loại thải tốt hơn, v.v.).

Nhưng với một điểm khác biệt lớn, giá trị gia tăng lớn nhất là chúng ta tránh được việc phá vỡ đường cong cho ăn vào tuần cuối của chu kỳ mang thai, và tất nhiên, chất lượng làm việc của công nhân phải được nâng cao. Nếu chúng ta ghi nhớ những thông số cuối cùng này, chúng ta sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nhiều.

Nguyễn Văn Minh – Chuyên gia sức khoẻ vật nuôi Vet24h biên dịch từ https://www.pig333.com/articles/advantages-and-disadvantages-of-liquid-feeding-for-sows_7416/

Bài liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Bài mới