spot_img

Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn đúng chuẩn giúp đạt hiệu quả cao

Chăn nuôi gà thịt, gà đồi ngày càng phát triển phổ biến bởi nó đem lại hiệu quả kinh tế cao., Hàng ngàn người dân đã khá khẩm hơn nhờ các mô hình và kỹ thuật chăn nuôi gà đúng cách. Kỹ thuật chăn nuôi gà không hề khó nhưng lại cần người làm am hiểu rộng các kiến thức: từ khâu chọn lựa quy mô, xây dựng chuồng trại, chọn con giống, chăm sóc và kiểm soát dịch bệnh ở gà,… 

Với mong muốn chia sẻ nhiều kiến thức chăn nuôi hữu ích đến bạn đọc, hôm nay, Vet24 xin chia sẻ một số kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn để bạn tham khảo và áp dụng.

Chuẩn bị chuồng trại đảm bảo

Trước khi chăn nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là xây dựng “căn nhà” của chúng sao cho kiên cố và đảm bảo. Vị trí đắc địa cho chuồng gà phải là nơi thoáng mát, cao ráo. Chuồng gà nên quay về hướng Đông Nam hoặc hướng Đông để hứng đủ nắng sớm và tránh nắng chiều oi bức.

Mật độ nuôi:

  • Đối với gà nuôi nhốt hoàn toàn: 8 con/m2 sàn hoặc 10 con/m2 nền.
  • Đối với gà thả vườn: ít nhất 1 con/m2.

Điều kiện chuồng trại:

  • Cửa chuồng gà nên đặt hướng Đông Nam
  • Sàn được làm bằng tre thưa hoặc lưới thưa
  • Đảm bảo chuồng trại khô ráo, thoáng mát, dễ dọn vệ sinh

Rào chắn / rèm che xung quanh:

  • Rào chắn nên làm bằng tre gõ, lưới nilong, lưới B40… tuỳ điều kiện từng hộ chăn nuôi. Trong đó, nuôi gà thả vườn chủ yếu dùng lưới B40 để làm hàng rào chắn.
  • Rèm che được làm từ bao tải hoặc vải bạt. Che chén cách vách tường 20cm để hạn chế mưa gió, vật nuôi không bị rét.

Lưu ý khác:

  • Thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ trong suốt quá trình chăn nuôi.

Xây dựng bãi chăn thả

Để áp dụng kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn hiệu quả, bạn cần lựa chọn nơi có đất trống, có nhiều bóng râm. Diện tích bãi chăn thả đủ rộng với số lượng gà bạn định nuôi để chúng dễ dàng vận động, tìm kiếm thức ăn. Thông thường, diện tích tối thiểu cho 1 con gà là từ 0.5 – 1m2. Nếu khu đất rộng, bạn có thể bố trí 2 bãi chăn thả với chuồng ở vị trí trung tâm.

Ngoài ra, nơi chăn thả cần có nhiều loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi. Bạn cần chuẩn bị thêm máng ăn, máng uống, bể tắm cát, máng cát sỏi, ổ đẻ, dàn đậu,… Đây là những vật dụng giống với chuồng trại nuôi nhốt hoàn toàn.

Bên cạnh đó, bãi chăn thả cũng cần đáp ứng yêu cầu dễ thoát nước, có độ bằng phẳng. Bạn cần chuẩn bị cả rào chắn để gà không bị đi ra khỏi phạm vi chăn nuôi, cũng như tránh được thú dữ xâm nhập chuồng trại của bạn.

Xem thêm: Bệnh E.coli Ở Gà – Triệu Chứng Bệnh, Cách Phòng Và Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Lựa chọn giống gà

Việc lựa chọn giống gà là khâu quan trọng, quyết định phần lớn đến hiệu quả trong chăn nuôi. Việc lựa chọn giống gà sẽ theo mục đích chăn nuôi của bạn là gì.

Ví dụ, bạn muốn nuôi gà theo hướng lấy thịt thì chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà gà Hồ, gà ta lai… Nếu muốn nuôi gà theo hướng lấy trứng thương phẩm thì chọn giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri,…

Bạn có thể tham khảo các yêu cầu dưới đây khi chọn lựa gà giống:

  • Gà có khối lượng khoảng 35 đến 36g
  • Lựa chọn gà giống có thân hình cân đối, hoạt bát, khỏe mạnh
  • Mắt láu lia, mở to
  • Chân không bị khuyết tật, thích chạy nhảy và cao
  • Cánh và đôi gà áp sát vào phần thân
  • Chọn con có cổ chắc, dài, đầu to cân đối
  • Siêng xới đất, siêng ăn, mỏ chắc chắn và to

Hướng dẫn cách cho gà ăn theo từng giai đoạn

Muốn gà phát triển đồng đều và khỏe mạnh, bạn cần chăm sóc và cho gà ăn đúng kỹ thuật theo từng giai đoạn phát triển của nó.

Giai đoạn gà từ 1 – 21 ngày tuổi

Ở giai đoạn này, bạn cần chọn lựa thức ăn đặc chủng dành cho gà. Gà mới sinh, ăn thành nhiều bữa nhỏ. Vì vậy, lượng thức ăn cần phải: 

  • Phân bổ đều và mỏng ở khay. 
  • Độ dày trung bình khoảng 1cm.
  • Cứ cách khoảng 3 – 4 lần thì cho gà ăn.

Nước uống cho gà:

  • 2 tuần đầu: chọn loại máng chứa 1,5 – 2 lít nước.
  • Các tuần tiếp theo: đổi sang máng có thể tích 4 lít nước.
  • Máng nước kê cao hơn chuồng khoảng 1 – 3 cm, sắp xếp xen kẽ đồ ăn.
  • Mỗi ngày nên thay nước từ 2 – 3 lần.

Để đảm bảo vệ sinh, bạn cần cạo sạch thức ăn thừa và rửa sạch máng nước thường xuyên.

Giai đoạn gà từ 21 – 42 ngày tuổi

Thức ăn chính ở giai đoạn này vẫn là loại đặc chủng. Bên cạnh đó, hãy kết hợp với các nguyên liệu khác như gạo, lúa, rau xanh để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho vật nuôi.

Bố trí máng ăn:

  • Sử dụng máng trung P30 và P50.
  • Treo máng cao ngang so với lưng gà
  • Mỗi máng ăn sẽ đáp ứng cho 30 – 40 con

Trung bình mỗi ngày, bạn có thể cho gà ăn từ 3 – 4 lần để đảm bảo gà có đủ dưỡng chất, phát triển khoẻ mạnh, hạn chế bệnh tật.

Bố trí máng nước:

  • Nên sử dụng loại từ 4 – 8 lít.
  • Chiều cao máng nước cách mặt nền khoảng 4 – 5 cm.
  • Mỗi máng nước đáp ứng số lượng 100 con.

Giai đoạn gà cho thịt

Đây là giai đoạn gà sẽ phát triển rất nhanh. Vì vậy, trong kỹ thuật chăn nuôi gà, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Lượng thức ăn cần tăng gấp đôi hoặc gấp 3 lần. Ngoài ra, gà cần được bổ sung thêm nhiều rau xanh, chất đạm để chắc xương, chắc thịt và nhanh lớn.
  • Lượng nước uống cũng cần tăng thêm mỗi ngày để đảm bảo gà được uống đủ nước. Tùy theo từng mùa mà lượng nước bổ sung cho gà cũng sẽ khác nhau.

Vệ sinh chuồng trại như nào?

Trong kỹ thuật chăn nuôi gà, để đảm bảo chuồng trại sạch sẽ cần thực hiện một số công việc cơ bản sau:

  • Không đặt chuồng trại tại vị trí ẩm ướt hoặc thường xuyên có nước đọng.
  • Dọn dẹp bụi rậm ở rìa xung quanh chuồng trại.
  • Phun thuốc sát trùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Độn chuồng bổ sung, đào xới định kỳ để gia tăng độ dày cho chuồng.
  • Máng uống nước, máng ăn phải vệ sinh sạch sẽ.

Cách điều trị một số bệnh thường gặp ở gà

Chăm bẵm tốt nhưng đàn gà khó tránh khỏi một số bệnh vặt. Các bệnh tuy không để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu không khắc phục sớm, bệnh vặt sẽ là tiền đề cho nhiều bệnh nặng hơn sau này. Vì thế ở thời điểm hiện tại, vấn đề nhiều người quan tâm nhất là cách phòng và điều trị bệnh cho gà khi chăn nuôi thả vườn. 

  • Đối với phòng bệnh:

Bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho chuồng trại, đảm bảo vệ sinh thức ăn chăn nuôi, bạn cần tiêm vacxin cho vật nuôi, bổ sung thêm vitamin để đảm bảo đàn gà phát triển đồng đều và khỏe mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Điều trị các bệnh vặt ở gà:

Bệnh dịch tảgà từ 3 – 7 ngày tuổi, bạn cần sử dụng loại vacxin V4 hoặc Lasota loại nhược độc đông khô. Đem nhỏ vào mũi và mắt của gà với liều dùng là pha 100 liều/ lọ với 30ml nước cất. Với gà từ 18 đến 20 ngày, tiếp tục dùng V4 hoặc Lasota đem pha 100 liều/lọ với 1 lít nước cất cho gà uống trong ngày. Gà từ 35 đến 40 ngày dùng Niucatxơn hệ 1 pha 100 liều/ lọ với 30ml nước cất tiêm ở dưới da cánh khoảng 0,2ml/ gà.

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà từ 1 – 2 ngày tuổi, bạn sử dụng vacxin IB chủng H120 pha 100 liều/lọ với 30ml nước cất đem nhỏ vào miệng, mũi từ 2 – 3 giọt/ con.

Bệnh tụ huyết trùng ở gà từ 40 ngày tuổi, bạn hãy dùng vacxin THT gia cầm thuộc loại vacxin chết keo phèn với 50ml/lọ tiêm 0,2ml/ gà ở lườn và đùi.

Bệnh đậu gà không có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy chỉ điều trị triệu chứng, dùng thuốc kháng sinh để chống bội nhiễm. Các mụn đậu ngoài da thì dùng bông thấm nước muối pha loãng rửa sạch, rồi bôi các thuốc sát trùng nhẹ như Xanhmethylen 2% hoặc cồn Iod 1-2%, ngày 1-2 lần, bôi liên tục 3-4 ngày. Nếu mụn quá to thì dùng dao sắc gọt cắt, sau đó bôi thuốc. Nếu gà bị đau mắt thì dùng thuốc nhỏ mắt (sử dụng thuốc nhỏ mắt của người). Dùng các thuốc kháng sinh chống bội nhiễm như Amoxycol, Genta- costrim, Ampicol… pha vào nước uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà, ngày 2 lần, dùng liên tục từ 3-5 ngày. 

Kết luận

Tóm lại, để nuôi gà thành công, mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu, các bạn cần nắm vững kỹ thuật chăn nuôi cơ bản. Bên cạnh đó thường xuyên cập nhật tin tức báo đài về dịch bệnh cũng như tham khảo mô hình chăn nuôi hiệu quả của người đi trước đã áp dụng thành công. Cảm ơn các bạn đã đọc bài của Vet24h!

Bài liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Bài mới