Các Bệnh Thường Gặp Ở Lợn Và Cách Phòng Tránh

Nuôi trồng không phải là một công việc đơn giản mà cần phải có kiến thức làm thì mới có năng suất cao. Khi nuôi lợn, các hộ nông dân hoặc chủ trang trại nên nắm rõ những kiến thức thông tin cơ bản về một số các bệnh thường gặp ở lợn để biết cách phòng bệnh tốt hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ chỉ ra 1 số căn bệnh phổ biến khi chăn nuôi lợn cho bạn. 

Bệnh PED (tiêu chảy) ở lợn

Dịch tiêu chảy ở lợn hay còn gọi là PED (Porcine Epidemic Diarrhea) là 1 bệnh tiêu chảy cấp tính do loại vi rút mang tên này (PEDv) gây ra. Thông thường, những trang trại có chuồng ẩm ướt, bẩn và lạnh, lợn con chưa được tiêm sắt, lợn mẹ chưa được tiêm phòng đầy đủ thì rất dễ mắc phải dịch PED. 

Một triệu chứng của dịch tiêu chảy ở lợn

Tham khảo bài viết: Dịch Tiêu Chảy Ở Lợn Và Cách Phòng Trị Cho Trang Trại

Để phòng tránh dịch tiêu chảy ở lợn cho các trang trại chăn nuôi, bạn thực hiện:

  • Đối với chuồng trại: vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo thông thoáng và khô ráo cho chuồng lợn. Thường xuyên sát trùng chuồng trại kỹ lưỡng và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học 
  • Đối với lợn mẹ: tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc-xin bao gồm cả vắc-xin PED
  • Đối với lợn con: tiêm thuốc sắt để phòng thiếu máu, sưởi ấm cho lợn con, dạy lợn tập ăn sớm lúc 7 ngày tuổi…

Bệnh tai xanh ở lợn

Lợn tai xanh là là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và làm chết nhiều lợn nhiễm bệnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn. Trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam, đã có rất nhiều đợt dịch lợn tai xanh bùng phát gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nông dân lẫn kinh tế.

Bệnh tai xanh xảy ra ở mọi lứa tuổi của đàn lợn và  lây lan rất nhanh (chỉ 3-5 ngày) nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Đặc biệt, nó còn có khả năng gây chết nhiều cho đàn khi ghép hoặc kết phát các loại bệnh truyền nhiễm khác như: Dịch tả lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng… 

Để phòng tránh bệnh này, bạn thực hiện các nguyên tắc như sau:

  • Tiêm phòng vắc xin định kỳ đầy đủ cho lợn: bệnh tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn,…
  • Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho heo.
  • Giữ chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc khử trùng hàng tuần và vệ sinh tối thiểu 1 lần/ngày cho môi trường chăn nuôi. Chú ý giữ chuồng nuôi luôn khô ráo, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
  • Bổ sung thêm chế phẩm sinh học vào thức ăn cho heo nhằm khống chế vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp và tiêu hóa của heo.
  • Định kỳ lấy mẫu xét nghiệm bệnh để phát hiện sớm virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Hạn chế nhập heo mới vào đàn (trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly để theo dõi tối thiểu 3 tuần).

Bệnh dịch tả lợn châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi (ASF) khởi nguồn từ châu Phi, là bệnh xuất huyết lây lan rất nhanh ở các loại lợn, lợn lòi, lợn rừng châu Âu và lợn rừng châu Mỹ. Tất cả lợn ở mọi độ tuổi đều có khả năng bị nhiễm bệnh. Virus gây ra dịch tả lợn Châu Phi thuộc nhóm Asfarviridae – một nhóm virus DNA có độc lực cao sẽ gây triệu chứng điển hình là sốt cao, bỏ ăn, xuất huyết ở da và các cơ quan nội tạng, cuối cùng là tử vong trong vòng 2-10 ngày. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho người chăn nuôi với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. 

Sơ đồ lây nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi

Hiện nay chưa có vaccine hay cách điều trị được công bố đối với bệnh ASF. Do vậy, việc phòng ngừa phải thực hiện nghiêm ngặt tại các quốc gia chưa nổ dịch. Bằng cách thực hiện kiểm soát việc nhập khẩu nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm không có lợn bệnh hay thịt lợn nhiễm bệnh nào vào được lãnh thổ của mình. Chính sách này cũng phải bao gồm cả việc đảm bảo thải loại đúng cách thực phẩm thừa từ máy bay, tàu thuyền hoặc các phương tiện vận chuyển khác có đi qua các quốc gia nổ dịch.  

Bệnh đóng dấu lợn

Bệnh đóng dấu hay còn gọi là bệnh dấu son là một bệnh truyền nhiễm xảy ra nhiều ở lợn 3-4 tháng tuổi, với những biểu hiện bệnh tích đặc trưng nổi cộm dưới da: những mảng xung huyết màu đỏ, hình vuông, tròn hay hình có nhiều dạng hình thù khác nhau.

Đối với bệnh đóng dấu lợn, chúng ta cần sử dụng vacxin phòng ngừa định kỳ tiêm phòng cho lợn cũng là biện pháp rất có hiệu quả:

Đối với lợn 2 tháng tuổi bắt đầu dùng vacxin Tụ dấu để tiêm phòng (tiêm dưới da 2 –3 ml/con) sau đó 3 tháng tiêm nhắc lại một lần, như vậy sẽ cơ bản phòng được bệnh đóng dấu lợn. 

  • Vệ sinh chăm sóc nuôi dưỡng tốt. 
  • Sử dụng thức ăn và nước uống hợp vệ sinh. 
  • Mật độ nuôi thích hợp. 

Bệnh lở mồm long móng

Đây là 1 căn bệnh rất phổ biến ở lợn, đã từng gây thiệt hại cực kì nhiều cho người nông dân thời điểm nhiều năm trước. Thời gian bệnh 2 – 4 ngày, có thể đến 21 ngày, triệu chứng, lợn chảy nước dãi, sốt cao liên tục, xuất hiện những mụn nước ở vùng chân, các mụn này phát triển thành mảng lớn, vỡ ra. Lợn bị bệnh hay nằm, chán ăn. 

Để phòng chống bệnh, người chăn nuôi thực hiện các phương pháp sau: 

  • Giữ gìn chuồng trại luôn khô ráo, định kỳ phun sát trùng. 
  • Thức ăn, nước uống dùng cho lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y. 
  • Thực hiện các quy định phòng chống bệnh lở mồm long móng đúng theo Pháp lệnh Thú y. Tiêm phòng vắc-xin lợn lần 1 từ 2 tuần tuổi trở lên, sau 28 ngày tiêm nhắc lại lần 2, rồi theo chu kỳ cứ 6 tháng tiêm nhắc lại 1 lần.

Bệnh phó thương hàn ở lợn

Đây là căn bệnh nguy hiểm cho đàn lợn và thường xuất hiện nhiều ở lợn con từ 20 ngày đến 3 tháng tuổi. Lợn con mắc bệnh có những triệu chứng như giảm ăn, bú ít, uống nhiều nước lạnh, gặm tường, lông xù, đứng run run như bị sốt rét, ăn rau, nổi da gà. Khi kiểm tra và sờ tai lợn lúc đầu thấy nóng hơn bình thường. Về sau thấy tai lợn lạnh do cơ thể sốt cao, kiểm tra nhiệt độ thấy sốt cao. Chất thải lúc đầu rắn do lợn bị táo, có màng nhầy màu đen bên ngoài.  Sau khoảng 3 – 6 ngày thấy rìa tai, góc tai màu tím đỏ có hiện tượng xuất huyết, sau đó lan đi khắp cơ thể. 

Nếu không chữa trị kịp thời lợn sẽ bị ho, khó thở, tim đập yếu rồi chết, suy nhược. Trường hợp chuyển sang thể mãn tính thì lợn có biểu hiện ỉa chảy, xen kẽ táo bón, thường phân lỏng vàng thối.

Triệu chứng bệnh phó thương hàn ở lợn

Để phòng bệnh, người nông dân thực hiện các nguyên tắc: 

  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, không nên nuôi lợn đã bị bệnh phó thương hàn. 
  • Khi trong chuồng có con bị bệnh thì phải cách ly điều trị, những con chưa bị bệnh phải dùng thuốc kháng sinh đặc trị. 
  • Chuồng nuôi cần phải được phun thuốc sát trùng định kỳ. 
  • Phòng lợn bằng vacxin, thông thường nên tiêm cho lợn con lúc 21 ngày tuổi, tiêm nhắc lại khoảng sau 1 tháng.

Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết của Vet24h. Chúc các bạn may mắn !

Bài liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Bài mới