spot_img

HIỆN TƯỢNG HEO HẬU BỊ KHÔNG LÊN GIỐNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Hiện tượng không lên giống là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc thải loại heo nái hậu bị, làm gia tăng nhu cầu nhập heo nái hậu bị mới và tăng chi phí nái hậu bị cho các trang trại chăn nuôi

Để khởi đầu chu trình sinh sản, heo nái cần phải có dấu hiệu của sự lên giống (chịu đực, rụng trứng) để có thể được thụ tinh, đậu thai và bắt đầu giai đoạn mang thai. Khi chúng ta nói đến heo nái hậu bị hoặc heo nái khô (nái tách con), luôn có một tỉ lệ nhỏ heo nái không biểu hiện lên giống hoặc có biểu hiện lên giống muộn hơn so với bình thường. Nếu chúng không biểu hiện lên giống, vấn đề trở nên nghiêm trọng, vì nó không thể bắt đầu 1 chu kỳ sinh sản; nhưng nếu heo nái lên giống muộn (thường xảy ra sau khi cai sữa cho heo con) thì đây là vấn đề chính là gây ảnh hưởng đến cơ cấu đàn (lứa) và số lứa heo đạt được ở mỗi con nái, thêm vào đó là làm tăng chi phí sản xuất, do có một tỉ lệ heo nái không sinh sản và không cho năng suất trong trang trại.

Hiện tượng không lên giống có thể xuất hiện ở nái hậu bị hoặc heo nái đã đẻ nhiều lứa. Khi heo nái hậu bị không lên giống, điều này thường dẫn đến việc loại nái hậu bị, làm tăng nhu cầu nhập heo nái hậu bị mới và chi phí sản xuất, vì trong khi chúng ta chờ đợi dấu hiệu lên giống, thời gian vẫn trôi và heo nái hậu bị vẫn cần phải ăn, vẫn làm tăng chi phí chăn nuôi.

Heo hậu bị không lên giống là những con không có biểu hiện lên giống ở ngày tuổi thứ 220. Heo hậu bị thường động dục (thể hiện khả năng sinh sản) vào khoảng 180-210 ngày tuổi, và chúng ta hiểu rằng, biểu hiện đầu tiên của thời kì động dục chính là lên giống. Tỉ lệ lên giống muộn ở heo nái hậu bị có thể chấp nhận được là 10% cho lần lên giống đầu tiên.

Khi mà lượng heo hậu bị không động dục vượt quá 10% đàn, cần bắt đầu tiến hành kiểm tra, đánh gia để tìm ra nguyên nhân và sau đó, đưa ra những giải pháp phù hợp.

Chúng ta cần xem xét, kiểm tra, đánh giá tổng thể các vấn đề liên quan đến heo hậu bị, đặc biệt là xem xét xem buồng trừng còn hoạt động hay bất hoạt. Để thực hiện việc này chúng ta có thể kiểm tra tại nhà máy giết mổ, hoặc định lượng nồng độ hoóc- môn progesterone trong huyết thanh trong pha thể vàng của chu kỳ rụng trứng, từ đó xác định chu kỳ đã diễn ra.

  1. Nguyên nhân do buồng trứng bất hoạt

Chúng ta sẽ phải đối mặt với vấn đề của sự động dục muộn và do đó, cần phải điểm qua tất cả các yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến việc này:

(1) Tăng tưởng kém trong giai đoạn heo choai.

Tăng trọng ít hơn 550g/ ngày có thể dẫn đến việc động dục chậm. Do đó cần theo dõi và đánh giá kỹ lượng khẩu phần ăn, tăng trọng hàng ngày của heo hậu bị nhằm tìm ra nguyên nhân để khắc phúc

(2) Thiếau chất béo.

Leptin là một hoóc-môn được sản xuất bởi các tế bào mỡ, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng năng lượng. Nồng độ leptin cao tác động tích cực đến việc phóng thích hoóc-môn GnRH, sau đó GnRH kích thích tuyến yên giải phóng 2 loại hoóc-môn FSH và LH, chúng chịu trách nhiệm cho hoạt động của buồng trứng. Sự thiếu hụt chất béo sẽ làm giảm nồng độ leptin trong máu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình động dục. Vì trong kiểu gen đã ưu tiên làm tăng tỉ lệ nạc trong cơ thể heo, nái hậu bị nếu bị kiểm soát khẩu phần quá nghiêm ngặt sẽ gặp vấn đề trong giai đoạn động dục.

Lạnh, độ ẩm, gió lùa. Những điều kiện dẫn đến việc tiêu hao mỡ tích trữ sẽ

tác động xấu đến thời kì động dục.

(3) Thiếu sự kích thích lên giống.

Sự xuất hiện của heo nọc là một kích thích mạnh mẽ nhất cho việc lên giống của heo nái. Một khi heo nái hậu bị đã đạt 180 ngày tuổi và được kích thích hằng ngày bằng sự có mặt của heo nọc, chúng thường sẽ lên giống trong vòng 10 ngày. Một số nguyên nhân khiến cho việc kích thích bằng cách tiếp xúc với heo nọc không đạt được hiểu quả như mong muốn bao gồm:

+ Không được tiếp xúc thường xuyên với heo nọc,

+ Tiếp xúc heo nọc khi ở trong một đàn heo nái hậu bị quá lớn,

+ Thiếu ánh sáng,

+ Cạnh tranh quá mức

(3) Những nguyên nhân do di truyền.

  • Rối loạn di truyền, đột biến di truyền do sự tương tác và kết hợp gen không bình thường sẽ dẫn tới vô sinh. Những lợn vô sinh do di truyền thường bị khuyết tật cơ quan sinh dục hay tuyến sinh dục phát triển không đầy đủ. Những rối loạn chức năng của cơ quan sinh dục là nguyên nhân trực tiếp gây nên vô sinh hoặc chậm lên giống.
  • Mất cân bằng nội tiết như: Giảm tiết FSH sẽ dẫn đến giảm tiết estrogen. Từ đó làm cho gia súc cái không có biểu hiện động dục. Thể vàng lưu tiếp tục tiết progesterone sẽ kìm hãm sự phát triển của các noãn. Kết quả cũng làm cho heo nái mất chu kỳ động dục.
  • Buồng trứng có u nang chèn ép sự phát triển của các bao noãn, dẫn đến mất động dục kéo dài hay vĩnh viễn. Heo nái bị u nang buồng trứng sẽ không mang thai.
  • Tỷ lệ FSH/LH không thích hợp sẽ gây trở ngại cho sự rụng trứng. Thông thường khi hàm lượng LH quá thấp, heo nái có biểu hiện động dục quá mức, liên tục, kéo dài. Đa số các trường hợp này thường không thụ thai sau khi phối.
  • Một số vấn đề về di truyền được xác minh có liên quan đến khả năng phóng thich GnRH kém.
  1. Nguyên nhân buồng trứng có hoạt động nhưng lên giống ngầm hoặc không lên giống

Trong trường hợp buồng trứng vẫn hoạt động, chúng ta phải đối mặt với vấn đề về phát hiện lên giống hoặc lên giống “âm thầm” (với rất ít dấu hiệu lên giống).

Trong trường hợp này, chúng ta cần phải kiểm tra lại các vấn đề sau:

(1) Kích thích của heo nọc:

Việc tiếp xúc phải diễn ra hằng ngày và thay đổi thời điểm (khoảng 15-20 phút mỗi ngày). Tránh để heo hậu bị đang lớn tiếp xúc trực tiếp và liên tục với heo đực giống, vì điều này có thể dẫn đến tình huống heo hậu bị quen với heo đực, và sau đó dẫn đến mất khả năng kích thích. Hậu bị phải được tiếp xúc trực tiếp với heo nọc mới có hiệu quả.

(2) Điều kiện môi trường:

Tránh lạnh, nóng, độ ẩm quá cao hoặc gió lùa ảnh hưởng đến hành vi bình thường.

Các stress do môi trường và những tác động khác, như: nhiệt độ chuồng nuôi quá cao, quá lạnh; thời gian nuôi con kéo dài; diện tích chuồng chật hẹp, heo không được thường xuyên đi lại vận động sinh ra béo mập, cơ quan sinh dục kém phát triển … Những tác động này làm rối loạn quá trình điều tiết các hormon, trong đó có hormon sinh dục. Do đó quá trình lên giống cũng bị đình trệ.

(3) Quy mô đàn: Nhóm nhỏ 4-6 con là lý tưởng nhất, không trộn lẫn với heo nái đã đẻ nhiều lứa.

(4) Chế độ dinh dưỡng và cho ăn:

Thức ăn là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và thành thục của heo hậu bị, do đó chế độ dinh dưỡng và cho ăn không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình lên giống của hậu bị.

  • Thức ăn bị nấm mốc, khẩu phần thức ăn mất cân đối, giá trị dinh dưỡng kém, lượng thức ăn cung cấp cho heo không thực hiện đúng quy trình theo từng giai đoạn nuôi, tác động đến quá trình sinh trưởng gây xáo trộn sinh lý.
  • Heo ở giai đoạn 50-90kg cho ăn lượng thức ăn nhiều, khẩu phần ăn nhiều chất bột, đường sẽ làm cho heo mập, nhiều mỡ. Những heo nái quá mập thì sự hình thành các tế bào trứng có thể vẫn tiếp tục nhưng quá trình rụng trứng không xảy ra do buồng trứng bị bao bọc một lớp mỡ dày đặc. Ngoài ra có ý kiến cho rằng các kích thích tố sinh dục dạng steroid đã bị hấp thu vào mỡ của heo nái. Từ đó gây ra triệu chứng chậm động dục.
  • Khẩu phần thiếu đi một số dưỡng chất cho quá trình thành thục, như: vitamin, khoáng vi lượng, đạm nhất là vitamin A, D, E sẽ làm cho buồng trứng chậm phát triển và làm chậm quá trình động dục ở heo.
  • Khẩu phần quá thừa protein làm cho gan và thận phải tích luỹ protein quá nhiều, hậu quả là gây mất cân bằng, làm cản trở việc chuyển hoá hormon sinh dục, giảm sinh sản. Ngược lại, khẩu phần quá thiếu protein có thể ức chế chức năng nội tiết của thuỳ trước tuyến yên, khi FSH và LH tiết ra không đầy đủ sẽ làm cho heo nái không động dục hoặc chậm động dục
  1. Các biện pháp xử lý
  • Chăm sóc đối với hậu bị: Giai đoạn 20-50kg thể trọng cho ăn tự do đảm bảo cơ thể heo phát triển toàn diện về thể chất; giai đoạn heo > 50kg đến heo lên giống lần đầu phải khống chế khẩu phần ăn (cho ăn hạn chế 2 – 2,5 kg/con/ngày) để heo phát triển thể trạng cân đối (không quá ốm và không quá mập). Bổ sung Vitamin E khi heo đạt 75 – 80kg sẽ giúp heo hoàn thiện bộ phận sinh dục. Cho heo tiếp xúc với heo đực hoặc heo nái lạ đang lên giống để kích thích heo lên giống.
  • Loại thải hậu bị già (>220) ngày không lên giống
  • Sắp xếp những heo chậm hoặc không lên giống vào 1 dãy dọc (ưu tiên dãy giáp tường có nhiều ánh sáng tự nhiên)
  • Tăng ánh sáng khoảng 300 lux và thời gian 16 – 18h/ngày
  • Tiêm vitamin ADE
  • Cho tiếp xúc ngay với nọc tốt (nọc đang khai thác): ngày 2 lần (30’/lần) – mỗi lần sử dụng 1 nọc khác nhau
  • Dùng nọc để bắt phê => phối ngay khi có hiện tượng lên giống (không cần đợi phê)

Bài tổng hợp: Nguyễn Văn Minh – Vet24h

Bài liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Bài mới