spot_img

Stress nhiệt và những ảnh hưởng trên heo nuôi công nghiệp

Stress nhiệt là hệ quả của nhiệt độ và độ ẩm cao, thường được gọi là chỉ số nhiệt – ẩm, hoặc chỉ số stress nhiệt trên heo. Vùng nhiệt trung tính cho heo có thể dao động từ 18°C đến 24°C, phụ thuộc vào kích thước vật nuôi, tình trạng sinh lý, chuyển động không khí và loại sàn chuồng.

1. Stress nhiệt trên heo là gì?

Heo, đặc biệt là heo siêu thịt rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, cơ thể không có tuyến mồ hôi, mặt khác do bị nuôi nhốt trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp thông thoáng kém, thời tiết oi bức làm cho khả năng tự điều hòa thân nhiệt của heo bị hạn chế. Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao vượt quá khả năng điều hòa của heo dẫn đến stress nhiệt.Stress nhiệt trên heo nuôi công nghiệp và biện pháp phòng tránh

2. Cơ chế ảnh hưởng của stress nhiệt

Để tự làm mát, heo chuyển hướng dòng máu đi từ nội tạng đến da. Đồng thời, các mạch máu trong cơ thể phải co lại để duy trì huyết áp. Khu vực chính của sự co mạch là ruột. Mạch máu co trong đường ruột làm giảm dòng chảy của oxy đến các tế bào hấp thụ đường ruột. Những tế bào này có trách nhiệm giữ các độc tố bên trong ruột tránh xa khỏi dòng máu. “Enterocytes – tế bào hấp thụ đường ruột – hình thành các liên kết chặt chẽ ngăn chặn lipopolysaccharides (LPS), các nội độc tố và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hậu quả của sự co mạch là các tế bào hấp thụ đường ruột bị thiếu oxy và chết; tạo điều kiện cho các độc tố như LPS chui vào dòng máu gây ra chứng nhiễm độc huyết – endotoxemia.

Một khi độc tố xâm nhập vào máu, cơ thể sẽ phản ứng với sự viêm nhiễm dẫn đến chán ăn và tăng nhiệt độ cơ thể do bị sốt bởi stress nhiệt ban đầu. Cơ bị phá vỡ, vật nuôi trở nên lờ đờ và giảm năng suất.

  • Về mặt sinh lý, các tế bào hấp thụ đường ruột tăng tính thẩm thấu – hội chứng rò rỉ ruột. Stress nhiệt cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự trao đổi chất.
  • Ví dụ, giảm lượng ăn vào – ở cả heo cho ăn theo cặp hoặc heo bị stress nhiệt – kết quả trọng lượng cơ thể giảm.

3. Ảnh hưởng của Stress nhiệt đối với heoStress nhiệt trên heo nuôi công nghiệp và biện pháp phòng tránh

a. Đối với heo thịt, vỗ béo

Dấu hiệu dễ thấy nhất là heo thở hổn hển, toàn thân ửng đỏ, giảm ăn- bỏ ăn, tăng cường uống nước và bài tiết nước tiểu, lờ đờ, run cơ.

Nhiệt độ chuồng Nhiệt độ cơ thể (ºC) Tần số hô hấp (lần/phút)
32°C 39.6 97
21°C 39 36

Stress nhiệt không những làm cho heo suy kiệt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, khả năng sản suất của đàn heo.

b. Đối với heo nái hậu bị và nái sau cai sữa chờ phối

  • Stress nhiệt làm heo chậm động dục, biểu hiện động dục không rõ ràng, thòi gian động dục ngắn, không đồng đều ở các cá thể
  • Đối với heo nái nái trong giai đoạn phối giống
  • Heo không đạt hưng phấn cao trong khi phối giống, thời gian phối giống ngắn
    – Số lượng trứng rụng ít.
  • Nhiệt độ bên trong cơ thể heo nái quá cao có thể dẫn đến làm chết tinh trùng và trứng cũng như hợp tủ đã được thụ tinh làm cho số con sinh ra thấp, heo sơ sinh có trong lượng thấp, nhỏ.

c. Heo nái mang thai

Stress nhiệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của thai và gây lốc, sảy thai tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai.

Stress nhiệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của thai và gây lốc, sảy thai tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai

Thai xảy lúc 85 ngày do stress nhiệt trên nái mang thai

d. Heo nuôi con

  • Lượng sữa đầu tiết ra giảm. Chất lượng sữa đầu cũng không tốt.
    – Sau khi sinh là giai đoạn tăng khẩu phần ăn cho heo mẹ, gặp stress nhiệt, heo mẹ lười ăn làm cho sản lượng sữa nuôi heo con giảm.
  • Chất lượng sữa tiết ra kém do đó đàn con tăng trọng kém, dễ bị tiêu chảy, sức kháng bệnh kém
  • Heo nái cáu kỉnh, hay cắn con và đè chết con.
  • Heo nằm sấp bụng, không cho heo con bú.

Nái bị stress nhiệt kém sữa, heo con tiêu chảy

e. Ảnh hưởng đến heo nọc

  • Stress nhiệt làm cho heo nọc lười phối giống, số lượng cũng như chất lượng tinh dịch giảm.
  • Với những heo nọc phối giống bằng cách nhảy trực tiếp, stress nhiệt làm giảm tính hăng của heo nọc, giảm thời gian phối giống do đó hiệu quản phối giống không cao
  • Nếu heo nọc bị stress nhiệt trong thời gian dài thì rất lâu sau, khi nhiệt độ môi trường trở lại bình thường, khả năng sinh dục của heo nọc mới hồi phục hoàn toàn.
  • Nhiệt độ tốt nhất để heo nọc hoạt động là 21° C, mức nhiệt độ để heo hoạt động bình thường là 29° C.

4. Phòng chống stress nhiệt

a. Giải pháp dài hạn

  • Chọn nơi thoáng mát, cao ráo để xây dựng chuồng trại. Xây chuồng theo hướng Đông – Tây dọc theo chiều dài của chuồng.


  • Đảm bảo độ thông thoáng của chuồng.
  • Khoảng cách giữa các ô chuồng: 10-12 m
  • Xây dựng hành lang rộng tối thiểu 1,5 m
  • Có trang bị các hệ thống điều hòa nhiệt độ trong chuồng như hệ thống phun sương, phun mưa, hoặc tốt nhất là xây chuồng kín với hệ thống làm lạnh. Chủ động điều khiển nhiệt độ trong chuồng nuôi, tránh hiện tượng chênh lệch nhiệt độ quá cao trong chuồng tại các thời điểm trong ngày (ngày, đêm).

  • Cung cấp nước đầy đủ, tạo điều kiện cho heo tự điều hòa thân nhiệt một cách tốt nhất.
Nái mang thai Nái đẻ Heo 30 – 70 kg Heo > 70kg
Núm tự động 2 lít/ phút 2.5 lít/ phút 1 lít/ phút 1.5 lít/ phút
Uống tự do

( Lít/con/ngày)

15-25 25- 45 10 – 15 15 – 20
  • Tránh việc để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt của heo nái bằng cách bố trí hướng chuồng cũng như trồng các loại cây lâu năm, tán rộng trong trại.

b. Một số giải pháp can thiệp mùa nóng

– Nước và điện giải

  • Đảm bảo luôn đủ nguồn nước sạch, mát cho heo mọi lúc. Bơm nước lên bể 3 lần 1 ngày, tránh nước phơi nắng cả ngày à nước nóng heo không uống nước à khát – stress nhiệt.
  • Tăng số máng ăn, máng uống trong chuồng sao cho heo không phải mất quá nhiều công sức hay chen chúc để ăn.
  • Hệ thống núm uống nước phải đảm bảo không quá ít so với số lượng heo trong ô chuồng và phải luôn hoạt động tốt (như bảng trên). Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc đó, nên cung cấp nước bổ sung trong máng để dự phòng.
  • Cung cấp điện giải và VTM C hàng ngày vào nước cho heo uống: Sử dụng điện giải, VTM C hoặc gluco KC. Pha theo đúng liều hướng dẫn

  • Cung cấp đầy đủ số lượng núm uống, máng uống với kích thước và chiều cao lắp đặt phù hợp cho các lứa tuổi heo

– Nhiệt độ và độ ẩm

  • Nhiệt độ chuồng nuôi luôn đảm bảo từ 22- 25ºC; ẩm độ < 75%. Hạn chế tối thiểu sự dao động nhiệt độ trong chuồng nuôi: dùng nhiệt kế và ẩm kế để trong chuồng để theo dõi. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 25ºC thì có thể phun nước lên mái, phun ở dàn mát…còn nếu ẩm độ xuống thấp quá thì có thể bố trí các vòi phun sương trong chuồng.
  • Bật dàn mát ngay từ 6h30 sáng sớm đến 19h hàng ngày giúp làm mát không khí, tránh tích nhiệt ở trần và các dụng cụ.
  • Bật quạt từ 4 – 6 quạt tuỳ nhiệt độ môi trường để điều chỉnh và đảm bảo nhiệt độ trung bình chuồng nuôi đạt từ tối thiểu 22 – 25 °.
  • Ban đêm đảm bảo duy trì từ 3 – 4 quạt tuỳ điều kiện thời tiết.

– Điều tiết khẩu phần ăn

  • Cho heo ăn tự do hoặc ăn nhiều bữa trong ngày, chú ý tăng khẩu phần ăn vào sáng sớm, chiều mát và đảm bảo thắp điện sáng đến 22h để heo hoạt động và ăn uống.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn men tiêu hoá để heo ăn ngon hơn và hỗ trợ tiêu hoá thức ăn

Sử dụng thuốc cho heo mùa nóng.

– Đối với heo nái đẻ

  • Tiêm sắt cho nái trước đẻ 5 ngày, Liều lượng: 5 – 7ml/nái, tiêm vào buổi sáng trước ăn 30’,  ngày chửa thứ 113 đề phòng thiếu máu gây khó thở khi stress nhiệt.
  • Đẻ xong sau 12 – 24 tiêm Cloprostenol hoặc Vinaprost để tránh viêm.
  • Với Oxytoxin: Chỉ dùng thuốc khi:
    • Cổ tử cung mở hoàn toàn: đẻ ít nhất 1con:
    • Tư thế – chiều – hướng của thai thuận:
    • Khoảng cách giữa 2 con >45’:
    • Không tiêm quá 2 liều/lần đẻ

– Nái nuôi con, sắp cai sữa:

  • Sử dụng PG-600 hoặc PGF2 alpha: Tiêm vào buổi chiều ngày cai sữa, tác dụng kích thích động dục trở lại nhanh và mạnh hơn, tránh sữa về gây sốt sữa, viêm vú
  • Nếu heo mẹ quá nóng, ta có thể dùng nước lạnh làm ướt cổ cho heo nhưng tuyệt đối không làm ướt heo con.

– Tiêm phòng đầy đủ: vaccine dịch tả, suyễn heo, PRRS, circo, FMD, APP, KST…

Trộn kháng sinh điều trị dự phòng: Mùa nóng tỷ lệ nhiễm các bệnh kế phát trên heo rất cao nên chúng ta có thể sử dụng kháng sinh trộn để phòng (dựa vào dịch tễ của trang trại và kết quả kháng sinh đồ của trại).

Nguyễn Văn Minh – Viện sức khoa học khoẻ động vật và môi trường

Bài liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Bài mới