Nguyên nhân gây dịch tiêu chảy ở lợn
Dịch tiêu chảy ở lợn hay còn gọi là PED (Porcine Epidemic Diarrhea) là 1 bệnh tiêu chảy cấp tính do loại vi rút mang tên này (PEDv) gây ra. Nó được ghi nhận trong lịch sử chăn nuôi lợn từ những năm 70s của thế kỷ XX tại châu Âu và lan sang các nước châu Á những năm 1990. Và tại Việt Nam, trường hợp đầu tiên được phát hiện là năm 2000.
Thông thường, những trang trại có chuồng ẩm ướt, bẩn và lạnh, lợn con chưa được tiêm sắt, lợn mẹ chưa được tiêm phòng đầy đủ thì rất dễ mắc phải dịch PED.
Mục Lục
Cách thức lây dịch tiêu chảy ở lợn
Dịch tiêu chảy ở lợn thịt một khi đã xảy ra sẽ phát dịch nhanh chóng. Bệnh có thể lây trực tiếp từ lợn ốm sang lợn khỏe qua chất thải, dịch tiết… và lây lan gián tiếp qua phương tiện vận chuyển. Đặc biệt là qua phương tiện di chuyển và người ra vào mua bán lợn tại trại, qua thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh.
Khi lợn đã mắc phải mầm virus PED, nó sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa của lợn, tấn công và phá hủy hệ thống lông nhung mao trong ruột non của lợn, khiến lông nhung ruột của lợn bị teo đi và ngắn hơn dẫn đến sự giảm hấp thu dinh dưỡng và nước. Do đó, lợn sẽ bị tiêu chảy và mất nước trầm trọng.
Nhìn chung, dịch tiêu chảy ở lợn thịt có thể gây thiệt hại vô cùng lớn cho chủ chuồng trại chăn nuôi nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Biểu hiện dịch tễ ở lợn mắc bệnh tiêu chảy cấp
Thông thường, khi trong đàn có dịch thì chỉ sau 18-24 giờ lợn đã bắt đầu có những biểu hiện như sau:
Ở lợn con thì xuất hiện tình trạng bú ít hoặc bỏ bú. Bị tiêu chảy cấp, phân lỏng, tanh, màu trắng đục hoặc vàng nhạt, phân dính bết ở hậu môn. Lợn nôn mửa do sữa không tiêu; thân nhiệt giảm nên thường nằm trên bụng mẹ cho đỡ lạnh.
Hướng dẫn phòng và trị dịch tiêu chảy ở lợn
Phòng bệnh thì bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh, vậy nên chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách phòng dịch tiêu chảy ở lợn trước tiên.
Xem thêm:
>>>Bệnh Tai Xanh Ở Lợn Và Các Phương Pháp Phòng Tránh
>>> Kỹ thuật chăn nuôi heo tốt nhất
Cách phòng bệnh
- Đối với chuồng trại: vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo thông thoáng và khô ráo cho chuồng lợn. Thường xuyên sát trùng chuồng trại kỹ lưỡng và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học
- Đối với lợn mẹ: tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc-xin bao gồm cả vắc-xin PED
- Đối với lợn con: tiêm thuốc sắt để phòng thiếu máu, sưởi ấm cho lợn con, dạy lợn tập ăn sớm lúc 7 ngày tuổi…
Cách chữa bệnh cho trại heo bị dịch PED
Đối với những trang trại đã có lợn mắc phải những biểu hiện của dịch PED, người chăn nuôi phải thực hiện những quy trình vô cùng nghiêm ngặt để giảm thiểu thiệt hại tối đa. Bạn cần làm theo các bước sau đây.
Bước 1. Chẩn đoán bệnh
Bạn có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng hoặc test kit PED Ad để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
- Dựa vào lâm sàng:Tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ mắc bệnh cao trên lợn nhỏ tuổi đặc biệt là lợn con dưới 7 ngày tuổi. Mổ khám: dạ dày chứa sữa đông vón, không tiêu; thành ruột mỏng, có thể nhìn thấy chất chứa dịch lỏng, màu vàng bên trong.
- Dựa vào test Kit PED Ag: 2 vạch là dương tính.
Cách lấy mẫu phân lợn có triệu chứng để xác định bệnh (chú ý nên lấy ngay khi phát hiện lợn bị tiêu chảy và lây lan nhanh):
- Đeo găng tay y tế rồi đưa ngón trỏ vào hậu môn lợn kích thích để thải phân.
- Dùng xilanh hút mẫu phân hoặc mổ lấy dịch chứa ở tá tràng lợn bệnh để làm test nhanh.
Bước 2. Thực hiện an toàn sinh học đối với người chăn nuôi
– Đối với người chăn nuôi, chủ chuồng trại:
- Người nuôi lợn, chăm sóc chuồng trại cần được cách ly bằng cách tổ chức lại thời gian nghỉ phép (tăng cường nhân lực để đảm bảo vận hành các công việc) đi lại trong các khu vực chăn nuôi.
- Điều phối công nhân phụ trách riêng cho lợn bị dịch tiêu chảy. Người phụ trách tuyệt đối không sang các khu vực khác và ngược lại.
- Treo biển khu vực cách ly ở tất cả các vị trí có thể ra, vào các khu vực bị bệnh. Tăng cường kiểm soát người và các phương tiện ra vào trại, đặc biệt là các xe và người mua lợn bởi đây có thể là nguyên nhân mang mầm bệnh.
– Đối với dụng cụ, phương tiện và vật tư
- Trang bị cá nhân: Quần áo bảo hộ, ủng hộ, ủng hộ của người lao động tại khu vực PED phải được kiểm tra bằng cách: rửa sạch sẽ, trùng lặp trước và sau khi làm việc hàng ngày.
- Dụng cụ chăn nuôi: Bảo đảm cấp đủ các dụng cụ như cào phân, chổi, xô chậu, ca, bao cám,… phải được sát trùng hàng ngày và gom lại 1 vị trí cố định trong khu cách ly. Tuyệt đối không mang dụng cụ ra ngoài hoặc đến các khu vực khác. Máng ăn cho nái mẹ và lợn con phải được vệ sinh sạch sẽ, làm khô hàng ngày và để xử lý cách ly tại vị trí cố định.
- Dụng cụ thú y: Cấp đủ các dụng cụ thú y sử dụng riêng cho chuồng nuôi PED, thực hiện bảo vệ sinh, khử trùng trước và sau khi sử dụng và để cố định tại cách ly, tuyệt đối không chuyển ra các khu vực khác.
- Thức ăn của lợn và thuốc: Dự trù cám, thuốc thú y đủ dùng cho cả ngày, cấp đầu tiên và 1 lần duy nhất cho chuồng cách ly. Khi cần cấp phát sinh thì kế toán hoặc công nhân bên ngoài vòng nhận và bàn giao tại cách ly.
– Sát trùng, tiêu độc cho chuồng chăn nuôi lợn
- Hành lang, đường liền kề dùng vôi (CaO) pha với tỷ lệ 1/10 (1kg vôi pha với 10 lít nước) phun, bề mặt.
- Chuồng trại trống sử dụng xút (Sodium hydrocide) tỷ lệ 2% tạt, để trong vòng 30 phút sau đó rửa lại bằng vòi áp lực, quét nước vôi hành lang, lối đi, tường, tấm đan và xịt sát trùng bằng thuốc sát trùng chuồng trại của MEKOVET hoặc VINADIN
- Phun trùng hàng ngày, một ngày 1 lần bằng các thuốc diệt trùng chuồng nuôi VINADIN bên trong và bên ngoài chuồng trại.
- Cửa chuồng cách ly bố trí thuốc sát trùng để nhúng ủng trước và sau khi ra vào chuồng.
Bước 3. Thực hiện an toàn sinh học đối với lợn
– Đối với khu nái đẻ và lợn con theo mẹ:
- Thực hiện cai sữa cho lợn con về khu chờ phối những lợn nái đang nuôi con có triệu chứng lâm sàng PED. Khu vực chuyển tới cần gần quạt gió để đảm bảo thông thoáng. Người chăn nuôi cũng cần sử dụng hoocmon Altrenogest cho những con lợn mẹ để ít ảnh hưởng tới sinh sản của chu kỳ sau.
- Sau khi chuyển lợn nái về khu vực riêng cần phun sát trùng và tạt vôi đường di chuyển heo. Dụng cụ vận chuyển phải được sát trùng ngay sau khi sử dụng.
- Lợn con theo mẹ từ 3 – 5 ngày tuổi có triệu chứng lâm sàng của dịch tiêu chảy cần gom lại lấy ruột ruột non: tá tràng, không tràng, hồi tràng. Sau đó buộc cả 3 loại vào 1 túi nilon kín và đem trữ lạnh 2 – 8 độ C dùng trong 1 tuần.
- Nái mẹ chết cần thực hiện tiêu hủy an toàn bằng cách chôn lấp kèm vôi và thuốc sát trùng, tốt nhất là thiêu đốt. Các phương tiện vận chuyển và các vật dụng sau khi vận chuyển xác cũng cần rửa sạch và sát trùng kỹ.
– Đối với nái và hậu bị:
- Ngưng nhập hậu bị mới trong vòng 3 tháng tính từ khi trại nổ dịch PED
- Hậu bị đã nhập cần kiểm tra có triệu chứng lâm sàng hay không? Nếu không phải cho tiếp xúc với nái đã bị nhiễm PED ở chuồng thích nghi.
– Đối với phương tiện di chuyển:
- Hạn chế vận chuyển lợn ra vào trại nuôi khi xảy ra dịch
- Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc sát trùng phương tiện vận chuyển ra vào trang trại
– Đối với nước uống và vệ sinh chuồng trại:
- Xử lý bằng chlorine nồng độ 5% nước uống cho heo mẹ và heo con.
- Vệ sinh chuồng trại bằng nước phải nhanh (nên pha thêm thuốc sát trùng) để xịt rửa, tránh dùng máy áp lực cao phun, xịt làm ướt sàn đẻ.
- Lau khô sàn chuồng và dùng bột lăn mistral rắc làm khô.
Bước 4. Thực hiện chương trình Autovacxin
Trước khi thực hiện chương trình này, người chăn nuôi cần tham vấn bác sĩ thú y. Các bước chữa dịch tiêu chảy ở lợn thịt thực hiện như sau:
– Sử dụng bộ ruột lợn con 3-5 ngày tuổi đã lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh được 12 tiếng rồi xay nhỏ ra bằng máy xay sinh tố.
– Tiếp theo châm thêm kháng sinh vào hỗn hợp ruột đã xay nhỏ gồm Gentamycin 10 – 15ml thuốc tiêm hoặc Ampiclolis bột 10 – 15g và 500ml nước muối sinh lý. Sau đó tiếp tục cho bảo quản lạnh trong 2 giờ .
– Lấy dung dịch này kiểm tra virus PED bằng test Kit Ag và lưu mẫu kiểm tra PCR nếu cần thiết.
– Cho nái ăn 1 lần 10ml/ngày và cho ăn liên tục 3 – 5 ngày. Các đối tượng ăn: nái chờ phối, mang thai từ tuần 1 đến tuần 16 và nái chờ đẻ. Những con lợn mẹ có biểu hiện lâm sàng, lợn mẹ đẻ con có biểu hiện lâm sàng thì không cho ăn. Chú ý khi cho ăn đảm bảo đủ vòng, kín đàn và tránh tái lại lần sau.
Lưu ý: Cần tính toán lượng nái cần cho ăn vừa vặn với lượng ruột lợn PED dự trữ.
Đánh giá hiệu quả Autovacxin là khoảng 30% nái ăn huyễn dịch ruột PED có triệu chứng lâm sàng như bỏ ăn, tiêu chảy là hiệu quả.
Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết của Vet24h. Chúc các bạn thành công!