Mục Lục
GIỚI THIỆU
Mục tiêu của bài báo này là giúp người đọc biết cách phân biệt trứng ấp tốt và trứng ấp không đạt, và khi mở trứng ra có thể xác định phôi bên trong đang ở giai đoạn phát triển nào và nhận biết các rủi ro có khả năng xảy ra.
Khi có kiến thức đầy đủ về sự phát triển của phôi sẽ giúp nắm được các đặc điểm quyết định sự phát triển tốt của gà con sắp nở và lý do tại sao một vài giai đoạn ấp trứng lại quan trọng.
Kiến thức này cũng là nền tảng để chuẩn đoán phôi nhằm giúp xác định tuổi và nguyên nhân chết của phôi, từ đó làm giảm hiện tượng chết phôi và cải thiện năng suất trại ấp.
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KHÁC NHAU CỦA PHÔI
Thời gian tổng cộng để phôi phát triển là 21 ngày (đối với gà), 27-28 ngày (đối với vịt nói chung, gà tây và gà giống Nhật), 29-30 ngày (đối với ngỗng), 31-32 ngày (đối với vịt Mulard – vịt lai giữa vịt cái Bắc Kinh và vịt trống Nam Mỹ) và 34-35 ngày (đối với vịt Muscovy – vịt Nam Mỹ).
Dữ liệu dưới đây dành riêng cho gà mái.
Từ khi trứng được thụ tinh (ngày đầu tiên), phôi bắt đầu được hình thành và sẽ kéo dài sự phát triển cho đến ngày thứ 5, sau đó phôi chủ yếu chỉ tăng trưởng cho đến khi nở. Trong 3 ngày cuối cùng, các cơ quan hình thành đầy đủ và gà con chuẩn bị sẵn sàng để chui ra ngoài.
A. PHÔI BIỆT HÓA (NGÀY THỨ NHẤT ĐẾN NGÀY THỨ 6)
Như đã biết, sự thụ tinh giữa tế bào trứng và tinh trùng xảy ra tại phần phễu của ống dẫn trứng khoảng ba giờ sau khi xuất noãn.
Trứng lạnh đi khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài và sự phát triển của phôi sẽ dừng lại nếu điều kiện nhiệt độ của trứng thấp hơn 25oC (trứng không được ấp). Sự phát triển sẽ chỉ tiếp tục khi trứng ở điều kiện tối ưu sau khi nhiệt độ được nâng lên 37.8oC.
1. Từ khi thụ tinh đến khi đẻ trứng
Sự phân chia đầu tiên của tế bào bắt đầu khi trứng nằm ở phần hẹp nối giữa phễu và đoạn rộng của ống dẫn trứng (bắt đầu khoảng ba giờ sau khi xuất noãn) và tiếp tục sự phân chia cho đến khi trứng đến phần cuối cùng của đường sinh dục.
Sáu đến tám giờ trước khi đẻ trứng, hai khu vực khác biệt ở bề mặt lòng đỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường: vùng trong mờ (area pellucida) ở chính giữa và bao xung quanh là vùng mờ đục (area opaca). Ở giai đoạn phôi nang sớm (early blastula stage), trục đối xứng của phôi sắp định hình được xác định bằng cuộn dây treo khi đang hình thành vỏ trứng.
Giai đoạn phôi nang sau (hai khoang phôi ở phía trên chứa đầy 50.000 tế bào) được hình thành xong trước khi đẻ trứng.
Nhiệt độ trứng sau khi đẻ ra nằm ở khoảng 21oC-22oC, phôi bên trong sẽ dừng sự phát triển ở giai đoạn này.
2. Hình thành phôi
Sau 5-6 giờ ấp, phần sau của vùng trong mờ dày lên.
Sau 16 giờ, hiện tượng dày lên kéo dài dọc theo toàn bộ chiều dài của lớp mầm và hình thành lớp phôi đầu tiên.
Tại thời điểm 18 giờ, vùng đầu to ra, hình thành phôi dạ hoàn chỉnh và bắt đầu hình thành hệ thống thần kinh.
Tại thời điểm 20 giờ, lớp phôi đầu tiên co lại trong khi sự biệt hóa bắt đầu: não gắp nếp, hình thành các khớp đốt.
Tại thời điểm 40 giờ, não và tim hình thành, phần đầu của ruột bắt đầu tạo hình dáng. Phôi chuyển lên trên lòng đỏ và nằm về phía trái. Nhịp tim đầu tiên xuất hiện (40 lần/phút) và sự tuần hoàn máu giữa phôi và lòng đỏ trứng diễn ra.
B. PHÁT TRIỂN CƠ QUAN (NGÀY THỨ 7 ĐẾN NGÀY THỨ 17)
C. PHÁT TRIỂN HOÀN TOÀN VÀ CHUẨN BỊ NỞ (NGÀY THỨ 18 ĐẾN NGÀY THỨ 21)
D. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THEN CHỐT
Phôi đặc biệt yếu ớt ở các giai đoạn ấp sau đây:
- Hai ngày ấp đầu tiên: nguy cơ chết phôi sớm do sự yếu ớt của lớp mầm khi phôi bắt đầu phát triển tiếp, và do cấu trúc của mạng lưới mạch máu. Sự chuyển đổi từ lớp mầm sang phôi cơ bản diễn ra trong hai ngày ấp đầu tiên và trong suốt thời gian này, phôi đặc biệt dễ bị tổn thương. Một số bất thường quan sát được ở phôi hoàn chỉnh hay khi nở có nguyên nhân sâu xa từ các rủi ro xảy ra trong giai đoạn rất sớm này.
- Khoảng ngày thứ 5 đến ngày thứ 6: túi lòng đỏ phát triển hoàn toàn, màng noãn hoàng biến mất và túi niệu bắt đầu hoạt động như một cơ quan hô hấp –> đặc biệt nhạy cảm với sự va chạm.
- Khoảng cuối giai đoạn ấp (ngày thứ 18 và 19): thận bắt đầu làm việc, sắp xếp hệ thống túi khí.
- Khi nở: phát ra tiếng “chip chip” khó khăn do kiệt sức dẫn đến gà con chết ngay khi chui ra ngoài hay một khoảng thời gian ngắn sau đó (do gà con thực hiện việc hô hấp không được); hấp thụ túi lòng đỏ không đủ nhu cầu (do nhiệt độ quá cao dẫn đến gia tăng dung lượng cơ quan và vì thế cản trở sự co lại của lòng đỏ).
Nguy cơ gây ra các dị tật khá cao, đặc biệt trong 6 ngày đầu tiên của quá trình ấp trứng vì lúc này, các cơ quan đang biệt hóa. Sau đó, các cơ quan tiếp tục gia tăng về kích cỡ. Do đó, bất kì sự bất thường nào xuất hiện ở gà con sau khi nở là do giai đoạn này nhiều hơn là do rủi ro (kéo dài hay bất thình lình) trong giai đoạn phát triển phôi.
Ở gà, mối liên quan giữa tỉ lệ chết phôi và tuổi của phôi được ước lượng như sau:
- 0 – 4 ngày: 25%
- 4 – 16 ngày: 10%
- 16 – 21 ngày: 65%
Ví dụ: chết phôi vào ngày thứ 9.
KẾT LUẬN
Hiểu biết thấu đáo về các giai đoạn then chốt trong quá trình phát triển phôi và phân biệt được từng giai đoạn phát triển là rất quan trọng để chuẩn đoán chính xác phôi chết ở thời điểm nào. Chuẩn đoán phôi nên được thực hiện mỗi ngày. Hai giai đoạn ấp trứng dễ xảy ra rủi ro: bắt đầu vòng tuần hoàn máu (tuần đầu tiên) và bắt đầu thở bằng phổi (năm ngày cuối cùng), do đó, kiểm tra qua các thông số trên máy ấp (thành phần không khí, nhiệt độ, ẩm độ, số lần xoay trứng,…) không giúp chúng ta nhận biết các rủi ro này. Vì thế, nên tìm ra một giải pháp hữu ích hơn để kiểm soát vấn đề này.
Tác giả: Tiến sĩ Stephan WARIN, DVM, Bộ phận Kinh doanh Gia cầm
CEVA Santé Animale, La Ballastiere, BP 126, 33501 Libourne Cedex, Pháp
THEO https://www.ceva.vn/Thong-tin-ki-thu-t/Gia-c-m/T-p-chi-chuyen-d-tr-c-tuy-n-c-a-Ceva/C.H.I.C.K-Program-Online/C.H.I.C.K.-Program-Online-S-07