spot_img

4 mẹo hay để có năng suất chuồng đẻ tốt hơn

Ngày nay, rất khó để tìm và giữ chân các công nhân có trình độ tay nghề. Tự động hóa trong chăn nuôi có thể là một phần của giải pháp – một giải pháp mà có thể mang lại đóng góp tích cực cho hiệu quả chăn nuôi của trang trại.  Trang trại khi áp dụng những mẹo hay sau đây, kết quả sản xuất của chuồng đẻ sẽ tăng lên mà không tốn thêm nhân lực.

Hầu hết những người chăn nuôi heo nái đều nhận thức được rằng: lợi nhuận có thể được mang lại từ chuồng đẻ.  Đây là khu chuồng nuôi đòi hỏi sự cẩn thận và tỷ mỉ nhất, đồng thời cũng là nơi có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất về năng suất của trại.  Nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng thức ăn ăn vào ở chuồng đẻ cao hơn dẫn đến năng suất sữa cao hơn, khối lượng heo cai sữa cao hơn và nái duy trì thể trạng tốt hơn.  Một con heo nái duy trì được thể trạng của mình sẽ có nhiều trứng trưởng thành hơn và có số con đẻ ra trên lứa lớn hơn trong lứa đẻ tiếp theo.  Do đó, điều quan trọng là phải kích thích nái nuôi con ăn nhiều hơn, ngay cả trong những ngày thời tiết nóng bức.

Mẹo 1: Cho heo nái ăn ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.

Trong thời kỳ mang thai, tổng lượng thức ăn cho lợn nái được hạn chế theo từng giai đoạn và chỉ cần cho ăn hai lần một ngày là đủ.  Tuy nhiên, đến giai đoạn cao điểm của thời kỳ tiết sữa, nhu cầu dinh dưỡng tăng mạnh và tổng lượng thức ăn tiêu tốn có thể lên đến 9 kg/ngày.  Bằng cách chia nhỏ lượng thức ăn này thành bốn, năm hoặc thậm chí nhiều lần cho ăn, heo nái sẽ được kích thích hấp thụ nhiều thức ăn hơn.

Mẹo 2: Cho ăn theo từng khẩu phần nhỏ.

Thức ăn để trong máng quá lâu sẽ mất mùi và kém ngon.  Ngoài ra, ở nhiệt độ – độ ẩm cao có nguy cơ bị mốc và hư hỏng.  Bằng cách cung cấp thức ăn theo các phần nhỏ mỗi lần cho ăn, thức ăn vẫn tươi và ngon và heo nái cảm thấy ít no hơn, không khó chịu vì bị chèn ép thai, kích thích tổng lượng thức ăn ăn vào tăng lên.  Một lợi thế nữa là các làm này cũng ngăn ngừa lãng phí thức ăn, điều này tốt hơn cho chi phí thức ăn và ít tốn công cho ăn khi sử dụng hệ thống cho ăn tự động (tự điều chỉnh lượng cho ăn, số bữa, lượng thức ăn mỗi lần)

Heo nái chuồng đẻ và hệ thống máng ăn tự động (ảnh Nedap)

Mẹo 3: Tăng dần khẩu phần ăn đều đặn theo thời gian

Nếu một con nái được ăn thêm 1,0 kg hoặc thậm chí 0,5 kg từ ngày này sang ngày khác, có khả năng nó sẽ không phản ứng với điều đó. Tốt hơn là tăng lượng cho ăn theo từng bước nhỏ mỗi ngày.  Bằng cách đó, việc theo dõi xem heo nái đã hoàn thành phần ăn của mình hay chưa và tránh hiệu ứng yo-yo sẽ dễ dàng hơn.

Mẹo 4: Cho ăn vào những thời điểm mát mẻ trong ngày

Đặc biệt là trong những tháng mùa hè, lượng thức ăn cho lợn nái ăn vào gặp nhiều áp lực.  Nái dễ mệt mỏi, kém ăn và dễ bị stress nhiệt.  Trọng lượng khi cai sữa cũng thường gây thất vọng. Bằng cách cho ăn vào những thời điểm mát mẻ hơn trong ngày và kết hợp mẹo 1 và 2 cho thấy heo nái hấp thụ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn tốt hơn.

Thực hiện trong thực tế

Thực hiện các mẹo này nói thì dễ hơn làm, vì làm như vậy theo cách thủ công sẽ tốn thời gian và có thể bất tiện.  Điều này có thể được khắc phục bằng cách tự động hóa việc cho ăn khi đẻ với một hệ thống như Auto Feeding.  Dưới bộ phân phối thức ăn có treo một hộp chứa thức ăn có động cơ, định lượng khẩu phần với các phần thức ăn “có thể ăn với lượng nhỏ” với tỷ lệ xác định trước.  Hàng ngày, heo nái nhận được lượng thức ăn theo lịch ăn đã nhập.  Khẩu phần hàng ngày được chia theo số lần cho ăn mong muốn và thời gian cho ăn được tự động cài đặt trước.

Một tùy chọn với hệ thống cho ăn là bộ kích hoạt không dây, cho phép lợn nái yêu cầu một phần thức ăn mới bằng cách chạm mũi vào bộ cảm ứng cho đến khi hết thức ăn cho lần cho ăn đó.  Nếu heo nái không chạm vào thiết bị cảm ứng  trong một thời gian, báo động sẽ được gửi đến người chăn nuôi để kiểm tra, theo dõi và điều chỉnh

Hệ thống cung cấp thông tin về từng heo nái thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh, cung cấp dữ liệu, thông tin chi tiết và khả năng điều chỉnh lịch cho ăn.  Cho ăn tự động trong chuồng đẻ giúp kiểm soát nhiều hơn quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, cho kết quả tốt hơn và hiệu quả chăn nuôi cao hơn.

Nguyễn Văn Minh – Animal Health Consultant

Tham khảo từ https://www.pigprogress.net/Sows/Articles/2021/9/4-tips-on-how-to-get-better-results-during-farrowing-789216E/

Bài liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Bài mới