Phần lớn trại chăn nuôi heo nái sinh sản là trại bố mẹ (PS). Mục tiêu của trại là sản xuất số heo con cai sữa/nái/năm càng nhiều càng tốt. Tùy quốc gia, trình độ chăn nuôi… mà tiêu chuẩn này dao động 18 -31. Các nước Bắc Âu đang dẫn đầu với 31,2 HCCS/nái/năm. Ở Việt Nam, các trại heo công nghiệp lấy 24 – 26 làm tiêu chuẩn. Chỉ số này phụ thuộc vào các yếu tố
- Yếu tố 1: Giống (gen)
- Trại PS nên chọn nái dòng sinh sản ( Landrace, Yorkshire, LY); không nên chọn giống Duroc, Pietrain, Hampshire, heo thịt (LYD, LYDP) làm nái.
- Landrace, Yorkshire thuần có 1 số nhược điểm (2 chân sau yếu, nhạy cảm yếu tố gây stress…), cặp lại Landrace + Yorkshire được ưa chuộng nhất
- Thực tế: năng suất sinh sản GGP < GP < PS
- Chọn giống dựa vào gia phả, khả năng sinh trưởng, phát dục, thành tích sinh sản, ngoại hình (chân, bộ phận sinh dục ngoài, vú, thể hình)
- Tuổi heo nái
- Thông thường năng suất sinh sản nái rạ (lứa 3-6) > nái tơ (lứa 1-2) & nái già (>7 lứa)
- Cơ cấu đàn: Cần xác định cơ cấu đàn nái: 30% tơ, 40% rạ, 30% già
- Kế hoạch thay thế đàn nái: 15-25% (trại mới), 25-35% (trại cũ), thay thế đồng đều hàng tháng/quý
- VD trại quy mô 60 nái: cần thay 30% x 60 = 18 nái/năm, tỉ lệ chọn 90% thì cần nhập 20 nái hậu bị/năm tương đương 5 nái hậu bị/quý
- Phương pháp kích thích lên giống
- Heo nhà nuôi nhốt (đặc biệt trong chăn nuôi công nghiệp) ít được vận động ảnh hưởng nhiều đến việc động dục, rụng trứng
- Người chăn nuôi nên áp dụng biện pháp kích thích (flushing) để nái lên giống đúng tuổi, đúng kỳ; trứng chín & rụng tối đa
- Cụ thể:
- Nái hậu bị (90-100kg thể trọng, 6 tháng tuổi): dùng nọc kích thích (8 hậu bị/nọc), 2-3ngày sau khi hết có biểu hiện động dục lần đầu, 11 ngày sau tăng khẩu phần gấp 2 (hoặc cho ăn tự do 10 ngày sau lên giống lần 2)
- Nái sinh sản: ngày cai sữa (21-28) nhịn ăn (vẫn cho uống), tiêm vitamin AD3E, đưa về khu nái khô, cho tiếp xúc với heo nọc, khẩu phần tự do (4kg/ngày), sau 2 ngày tiến hành quần (ép): 2 lần/ngày (sáng, chiều), 10-15 phút/lần cho đến khi có biểu hiện lên giống
- Thời điểm phối giống
- Cần xác định thời điểm phối giống chính xác (không sớm, không muộn) để tinh trùng & trứng có cơ hội gặp nhau nhiều nhất và số trứng được thụ tinh tối đa
- Cụ thể:
- Ngày 2 lần (sáng, chiều): phát hiện nái có biểu hiện động dục, thử nái để xác định “điểm 0” (đứng im, chịu đực, standing heat)
- Phối giống sau “điểm 0”: 0 giờ (nái tơ), 12 giờ (nái rạ)
- Số lần phối/đợt
- Các nghiên cứu cho biết: phối 2 liều/đợt tốt hơn rất nhiều so với 1 liều/đợt, phối 3 liều/đợt tốt hơn 2 liều/đợt không nhiều
- Nếu phối 2 liều thì bỏ lần phối thứ 2 trong bảng dưới đây:
Lần phối
Loại nái |
1 | 2 | 3 |
Phối sau “điểm 0” (giờ) | |||
Nái tơ & 1 lứa; nái sau cai sữa 7 ngày mới lên giống | 0 | 12 | 24 |
Nái rạ (lứa 2 trở đi) | 12 | 24 | 36 |
- Chất lượng tinh và kỹkỹ thuật phối
- Chất lượng liều tinh phụ thuộc vào nhà sản xuất (kỹ thuật pha chế), quá trình vận chuyển, bảo quản & cách sử dụng của nhà chăn nuôi
- Tinh không sử dụng ngay phải được bảo quản ở 16oC, “đảo tinh” để tránh lắng đọng, tránh xóc lắc khi vận chuyển, làm ấm từ từ đến khoảng 35 độoC & kiểm tra bằng kính hiển vi trước phối giống
- Cần kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận & thực hiện đầy đủ các thao tác trong quá trình phối giống nhân tạo
- Số bào thai chết
- Kiểm soát thai chết lưu, khô thai thông qua việc tiêm phòng vacxin và kiểm soát các yếu tố nguy cơ
- Virus: Parvo, Entero, Adeno, Reo, Giả dại, Dịch tả, PRRS…
- Vi khuẩn: Xoắn khuẩn, Sẩy thai truyền nhiễm
- Đơn bào: Eperythrozoon
- Nấm: Actinomyces…
- Dinh dưỡng: TĂ chất lượng kém, cho ăn không đúng khẩu phần (thai kỳ, thể trạng)
- Độc tố: nấm mốc, thuốc trừ sâu…
- Stress: lạnh, nóng, tiếng ồn…
- Kiểm soát khẩu phần ăn, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn
- Khẩu phần trung bình (kg/nái/ngày): 2 (1-12 tuần thai kỳ); 2,8 (>12 tuần thai kỳ)
- Nguyên liệu chọn lọc kỹ đảm bảo hàm lượng độc tố < 30 ppb
- Hàm lượng xơ phù hợp đảm bảo nái không bị táo bón
- Tỷ lệ chết loại ở heo con theo mẹ
- Đảm bảo tỷ lệ chết , loại theo mẹ: < 10%
- Nguyên nhân & khắc phục:
- Chết ngạt: người đỡ đẻ, PGF2 alpha
- Dị tật (phù thũng não, đầu to, bẹt chân, thừa ngón, sa ruột, dịch hoàn ẩn, không hậu môn), hội chứng run giật, nhẹ cân: di truyền, dinh dưỡng
- Nái đè, cắn con: người trực, chuồng trại, an thần
- Ỉa chảy, mất nước: úm, sữa đầu, vệ sinh, cầu trùng, điện giải…
- Thiếu máu, ngộ độc sắt: tiêm bổ sung sắt đúng liều lượng, đúng kỹ thuật
- Tỷ lệ chết loại ở heo con giai đoạn cai sữa
- Đảm bảo tỷ lệ chết , loại giai đoạn cai sữa: < 2%
- Nguyên nhân:
- Sưng mắt, phù đầu (E coli)
- Co giật, phù nề (Edema)
- Ỉa chảy, viêm phổi, viêm khớp
- Đánh nhau
- Còi cọc…
Ảnh 1: Heo con theo mẹ
- Thời gian chờ phối sau cai sữa
- Tiêu chuẩn: 5-7 ngày
- Thực hiện:
- Sử dụng thức ăn nái nuôi con trong thời gian nuôi con với khẩu phần 5-6 kg/nái/ngày để nái có thể trạng tốt sau cai sữa (giảm trọng < 20%). Nếu nái ăn không hết khẩu phần àphải tìm cách.
- Áp dụng đúng quy trình cai sữa: ngày cai sữa nhịn ăn, tiêm AD3E, đưa về khu nái khô & cho tiếp xúc với heo nọc, khẩu phần tự do (4 kg/nái/ngày), 2 ngày sau tiến hành quần (ép) nái cho đến khi có biểu hiện lên giống
- Thực hiện đúng quy trình mà sau cai sữa 7 ngày nái vẫn không lên giống thì tiến hành quần (ép) mạnh hơn về động tác, lâu hơn về thời gian
- Sau 10 ngày nái vẫn không lên giống à tiêm huyết thanh ngựa chửa (HTNC – Gonadotropin)
- Sau khi tiêm HTNC nái vẫn không lên giống thì tiêm Progesterone 0,25mg/lần, 5 lần liên tiếp từ ngày 16-20, ngày 21 tiêm lặp lại HTNC
- Nếu nái vẫn không lên giống à loại thải
- Lốc (Tẫng)
- Tiêu chuẩn: < 10% số nái được phối
- Các cách phát hiện nái lốc:
- Kinh nghiệm: chu kỳ (3 tuần), biểu hiện (âm hộ, phản ứng, kém ăn…), quan sát bụng, bầu vú khi nái mang thai được 10 tuần
- Nọc: huấn luyện nọc phát hiện nái động dục, kiểm tra khi nái yên tĩnh (ngủ)
- Máy siêu âm: 5, 8, 11 tuần thai kỳ
- Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm: tìm Prolan B, HCG (Human Chronic Gonadotropin) trong nước tiểu
- Mang thai giả, không thai
- Nhiễm virus (đặc biệt nhiễm Parvo giai đoạn 30-60 ngày thai kỳ) à chết toàn bộ các bào thai
- Thức ăn nhiễm Zearalenone (độc tố nấm mốc ở hạt ngô) 4-10ppm à nái sau phối không đậu thai không lên giống lại à mang thai giả (tử cung chứa dịch, bầu vú phát triển)
- Chẩn đoán nái có thai sai: phương pháp, thiết bị, kỹ năng
- Sảy thai
- Tiêu chuẩn: < 1-2% (số nái được phối)
- Nguyên nhân:
- Nhiễm trùng: Parvo, PRV, PRRS, SFV, SIV, Streptococus, E coli, Erysipelas, Salmonella, Pasteurella, APP, Leptospira, Brucella (sẩy thai không có biểu hiện trước), Trypanosome, Toxoplasmosis, vi nấm (gây sẩy thai rải rác)
- Ngộ độc: CO (tổ chức tế bào đỏ anh đào), Zearalenone (Toxin F2); [Aflatoxin, Ergot, Vomitoxin, NO2—, NO3— : không gây sẩy thai, chết thai]
- Stress: lạnh, nóng, cơ học
- Tiêm phòng (vaccin): Parvo, Giả dại…
- Kiểm soát & bảo quản thức ăn
- Tránh stress
- Xử lý:
- Sẩy thai <35 ngày thai kỳ: tiêm thuốc bổ (multivitamin, butaphosphan), đưa về khu nái khô cho nghỉ ngơi
- Sẩy thai ≥35 ngày thai kỳ: tiêm kháng sinh toàn thân, oxytocin, bổ trợ
Ảnh 2: Heo sẩy thai
- Nái sinh sản chết và loại
- Tiêu chuẩn: chết 3-5% ; loại 20-35%
- Nguyên nhân gây chết:
- Xoắn ruột (nằm nhiều)
- Suy tim: tỉ trọng tim/cơ thể < 3%
- Viêm thận, bàng quang, tử cung, phổi
- Nguyên nhân loại thải:
- Lốc 3 lần liên tiếp
- Sẩy thai 2 lần liên tiếp
- Viêm tử cung điều trị 2 liệu trình liên tiếp không khỏi
- 3 lứa liên tiếp không 1 lứa đạt ≥8 con sơ sinh bình thường
- Bệnh nặng khó điều trị: bỏ ăn lâu ngày, liệt chân, viêm khớp…
- Thời gian nuôi con
- Tiêu chuẩn: 21-28 ngày
- Không nên cai sữa trước 18 ngày vì hầu hết nái chậm lên giống lại (Prolactin ức chế sự phân tiết FSH & LH, tử cung cần thời gian để hồi phục)
- Cũng không nên cai sữa sau 28 ngày vì sẽ ảnh hưởng đến số lứa đẻ/nái/năm (tuy nhiên heo con phải đạt tối thiểu 5kg thể trọng khi cai sữa để phát triển tốt ở giai đoạn sau)