spot_img

AN TOÀN SINH HỌC TRONG TRẠI HEO  – NGĂN NGỪA BỆNH BẰNG CHẤT KHỬ TRÙNG

Khử trùng là một khâu quan trọng bậc nhất của chương trình An toàn sinh học trong trại heo, để hiểu và áp dụng các biện pháp khử trùng hiệu quả, mời các bạn cùng tham khảo bài viết: “AN TOÀN SINH HỌC TRONG TRẠI HEO  – NGĂN NGỪA BỆNH BẰNG CHẤT KHỬ TRÙNG” đăng trên website: www.ceva.vn

GIỚI THIỆU

Hiện nay, ở châu Âu đang chú ý nhiều đến vai trò của việc ngăn ngừa bệnh cho đàn gia súc, và nhờ thế, các chất khử trùng và sản phẩm an toàn sinh học khác được đẩy lên vị trí đầu tiên trong việc áp dụng vào thực tế của trại nuôi. Câu hỏi đặt ra là “Chất khử trùng nào được xem là tốt nhất để sử dụng cho trại heo?”

Câu trả lời rất đơn giản – không có sản phẩm nào là tốt nhất, và mỗi sản phẩm sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng.

LỰA CHỌN ĐÚNG CHẤT KHỬ TRÙNG

Khi lựa chọn chất khử trùng, điều cần nhất chính là phải biết được mục tiêu của trại heo và nắm rõ đặc điểm của các chất khử trùng đang có trên thị trường. Sau đó, tìm ra sản phẩm tối ưu nhất cho trường hợp cụ thể của trại.

Để quyết định chất khử trùng nào là tốt nhất, cần phải trả lời được ba câu hỏi sau:

  • Trại cần kiểm soát loại vi sinh vật gây bệnh nào? (vi khuẩn, vi-rút (có vỏ ngoài hoặc không có vỏ), nấm.)
  • Cần khử trùng phần nào của trại? (chuồng trại, dụng cụ, nước, phương tiện vận chuyển, người ra vào.)
  • Hố sát trùng có được quan tâm đúng mức để cải thiện hiệu quả thật sự của nó hay không? (vì hố sát trùng được đặt ở môi trường ngoài, phải chịu khoảng nhiệt độ chênh lệch thay đổi trong ngày và bị tiếp xúc với rất nhiều chất hữu cơ.)

Một số quốc gia có nguồn thông tin độc lập với nhà sản xuất sản phẩm, nhằm giúp người chăn nôi heo có được sự hiểu biết thấu đáo cho sự lựa chọn của mình. Ở châu Âu, một trong những nguồn thông tin tốt nhất chính là trang web của Hiệp hội Thú y Đức với tên miền: www.dvg.de. Tại đây, người đọc có thể tìm thấy các bài viết về sự so sánh hiệu quả tác động trên từng nhóm bệnh cụ thể. Từ Bảng 1 đến Bảng 6 cho thấy mức độ pha loãng của các sản phẩm đối với mỗi loại vi sinh vật, được kiểm nghiệm bởi Hiệp hội Thú y Đức.

Bảng 1: Các vi-rút không có vỏ ngoài (envelope), như Circovirus

Bảng 2: Các vi-rút có vỏ ngoài, như vi-rút gây bệnh Aujeszky (bệnh Giả Dại)

Bảng 3: Vi khuẩn, như Salmonella

Bảng 4: Nấm, như Aspergillus

Bảng 5: Nồng độ hiệu quả của chất khử trùng dùng chung cho toàn trại

Bảng 6: Sự tương thích của sản phẩm trong từng điều kiện cụ thể

Nên nhớ một điều là nồng độ các chất này sẽ thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất. Đây có lẽ là thông điệp của công ty sản xuất rằng, nếu muốn có được hiệu quả cao nhất thì người sử dụng nên tuân theo các hướng dẫn cụ thể của họ.

Và một điều cần lưu ý nữa, các thí nghiệm của Hiệp hội Thú y Đức đã được tiến hành ở nhiệt độ thấp và các chất thử nghiệm được tiếp xúc với nhiều chất hữu cơ. Do đó, đây có thể được xem là điều kiện môi trường xấu nhất mà chất khử trùng phải vượt qua và chứng minh hiệu quả của mình.

SO SÁNH CÁC CHẤT KHỬ TRÙNG

Một vấn đề khác mà các nhà chăn nuôi heo phải đối mặt, chính là so sánh hiệu quả của các chất khử trùng với nhau trong khi tất cả chúng đều được thử nghiệm trong các điều kiện khác nhau. Thông thường, các thí nghiệm ở châu Âu có những đòi hỏi khắt khe hơn khi so với các thủ tục kiểm tra tương đương của các nhà sản xuất ở Mỹ.

Từ kinh nghiệm đã có trong nhiều năm qua, chúng tôi thấy rằng nếu sản phẩm được sử dụng ở nồng độ “chính xác”, ví dụ như, theo khuyến cáo của các tổ chức độc lập (như Cục Môi trường, Bộ Thực phẩm và các Vấn đề Nông thôn Vương Quốc Anh và Hiệp hội Thú y Đức), thì chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy sự “lờn thuốc” của vi sinh vật đối với các chất khử trùng được sử dụng.

Một thế giới hoàn hảo chính là tất cả các chất khử trùng có thể tiêu diệt được mọi vi khuẩn, vi-rút và nấm trên tất cả các bề mặt mà không đem lại bất kì nguy hiểm nào cho con người, động vật, thiết bị và phương tiện vận chuyển. Chúng vẫn đem lại hiệu quả cao dù cho được sử dụng ở bất kì nhiệt độ nào và không bị hạn chế tác động vì sự hiện diện của chất hữu cơ.

Các bạn chắc chắn sẽ không ngạc nhiên vì biết rằng chúng ta không được sống trong thế giới lý tưởng như vậy, cũng như không có chất khử trùng nào phù hợp với các yêu cầu kể trên. Và điều hiển nhiên là hiệu lực của chất khử trùng sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện khí hậu ở mỗi vùng, vật liệu xây dựng chuồng trại, bộ gen của bầy heo đang nuôi và cách quản lý trại.

Tuy nhiên, tất cả các chất khử trùng đều có một điểm chung là chúng sẽ không “hoạt động” nếu không được tiếp xúc với vi sinh vật. Hay nói cách khác, thành công của quy trình khử trùng phụ thuộc rất nhiều vào khâu quét dọn trước đó. Dành thời gian để làm sạch các bề mặt cần khử trùng sẽ không bao giờ là lãng phí.

PHƯƠNG PHÁP GIỮ BỀ MẶT SẠCH SẼ

Lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất có thể khá khó khăn vì các nhà sản xuất đều có xu hướng cho rằng các sản phẩm của họ có thể áp dụng trong mọi điều kiện của trại. Tốt nhất, nên chọn chất khử trùng từ các nhà sản xuất, cung cấp một hướng dẫn sử dụng ghi rõ nồng độ thích hợp trong từng điều kiện cụ thể.

Hình 1 Ngay cả vách ngoài khu trại cũng có thể trở thành nguồn lây lan mầm bệnh, đặc biệt là các khu trại cũ có lớp sơn hút nước

Nguyên tắc quan trọng nhất cần phải thực hiện chính là tiến hành quét dọn sạch sẽ trước khi bắt đầu khử trùng. Một quy trình phù hợp sẽ bao gồm nhiều khâu để bảo đảm kết quả cuối cùng là tốt nhất:

  • Quét dọn khô – loại bỏ bụi bẩn và rác rưởi (bằng tay hoặc phương pháp cơ học khác)
  • Quét dọn ướt – sử dụng chất tẩy trùng thích hợp (có bản chất a-xít hoặc ba-zơ) để loại bỏ bụi bẩn mà không gây hại cho vật thể khác.
  • Lau dọn sạch sẽ và rửa với áp lực nước phù hợp.
  • Ở khâu này, có thể kiểm tra bề mặt có còn sự hiện diện của protein hay không. Lau sạch lần nữa nếu vẫn còn dơ.
  • Rửa với nước
  • Để khô (nếu bề mặt vẫn còn ẩm thì chất khử trùng sẽ bị pha loãng khi nó đến tiếp xúc với bề mặt này)
  • Khử trùng – tốt nhất nên tiến hành trên bề mặt khô để tránh làm loãng nồng độ của chất khử trùng (như đã giải thích ở trên)
  • Rửa với nước nếu cần thiết, hoặc để khô tự nhiên

Cuối cùng, nhớ kiểm tra tỉ lệ sử dụng và thời gian cần thiết như quy định của nhà sản xuất. Các chất khử trùng cần thời gian tiếp xúc với các vi sinh vật vừa đủ để có thể giết và tiêu diệt chúng. Và không bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của hố sát trùng, thường được đặt ở phía trước trại như một hàng rào bảo vệ trước sự lây lan mầm bệnh từ khu này sang khu khác trong trại.

HỐ SÁT TRÙNG AN TOÀN

Hố sát trùng luôn tồn tại một vấn đề duy nhất. Đó là chất khử trùng bên trong hố phải “hoạt động” trong môi trường có khoảng nhiệt độ thay đổi theo ngày cùng với sự cản trở của chất hữu cơ ngày càng tăng theo thời gian và nồng độ dung dịch bị pha loãng do mưa.

Do đó, lựa chọn chất khử trùng nào trong trường hợp này là một vấn đề khá nan giải. Vừa phải giải quyết vấn đề “nồng độ dung dịch sẽ bị pha loãng sau khi mưa”, vừa phải đối mặt với “hiệu quả khử trùng bị suy giảm khi có quá nhiều chất hữu cơ”. Đó là chưa kể đến chuyện “phí thời gian” và “phí tiền” khi phải thực hiện trong trại!

Tuy nhiên, với hố sát trùng hiện đại, người sử dụng có thể đo được lượng chất khử trùng và lượng nước sử dụng để có được nồng độ cần thiết. Nó cũng có nắp để chặn mưa rơi vào hố và có thiết kế đơn giản nhằm phù hợp với quy trình sản xuất của trại.

Hình 2 Hố sát trùng thường được đặt ở phía trước lối vào nhằm ngăn chặn sự lan truyền mầm bệnh khi đi vào mỗi khu hoặc giữa các trại với nhau

Ngoài ra, hố sát trùng cũng “dễ nhận biết” với nhãn ghi rõ ngày tháng đổ đầy chất khử trùng trong hố; loại, số lô và nồng độ chất khử trùng đang sử dụng,…

Nắm vững đặc điểm các chất khử trùng có thể là bước đệm trước khi tiến hành quy trình ngăn ngừa bệnh nổ ra trong trại heo hay bất kì trại chăn nuôi nào

Theo Ceva.vn: Tác giả Jim Bigmore, Giám đốc công ty Hysolv, Vương Quốc Anh, www.hysolv.com (Bài báo này được đăng trên tạp chí Pig International xuất bản vào tháng Năm/Sáu năm 2012. ©Copyright 2012, All Rights Reserved) 

Bài liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img
- Advertisement -spot_img

Bài mới